Quan niệm của Tố Hữu về văn chương

Quan niệm của Tố Hữu về văn chương

1. “Ta chỉ yêu thơ nào cho ta hiểu sâu xa cuộc sống, yêu cuộc sống của ta hơn, cho ta thêm sức sống, sức chiến đấu cho hạnh phúc của con người: văn nghệ nói chung là vậy, thơ lại càng như vậy.”

2. “Thơ thực sự là tiếng nói hồn nhiên nhất của con người trước cuộc đời, trước tất cả những gì diễn ra xung quanh mình, là tiếng nói của tâm hồn con người trước con người và trời đất.”

3. “Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân.”

4. “Không cố tình, nhưng mỗi khi có cái gì chứa chất trong lòng, không nói ra không chịu được thì lại thấy cần làm thơ.”

5. “Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nới xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học”.

6. “Cái hồn nhiên (của thơ) không tự nhiên mà có, nó phải từ cuộc sống của nhân dân mà ra, lại được nuôi bằng cuộc sống của nhân dân.”

7. “Bài thơ hay làm cho người ta không còn thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người. Quên rằng đó là tiếng nói của ai, người ta thấy như tiếng từ trong lòng mình, như là của mình vậy.”

8. “Văn chương là sáng tạo, là tưởng tượng nhưng đừng có nói dối, đừng bịa đặt những điều mình không nghĩ, không cảm chân thật.”


Xem thêm:

Tham khảo các tài liệu về Lí luận văn học tại chuyên mục: https://thichvanhoc.com.vn/tai-lieu/ly-luan-van-hoc/

Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB Thích Văn Học