Quan niệm của Nguyễn Tuân về văn chương

Quan niệm của Nguyễn Tuân về văn chương

1. “Tôi quan niệm đã viết văn phải cố viết cho hay và viết đúng cái tạng riêng của mình. Văn chương cần sự độc đáo hơn trong bất kỳ lĩnh vực nào khác”

2. Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay…Cũng cùng 1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp.

3. Nghề văn là một cái gì đối lập với tính vụ lợi kiểu con buôn, và ở đâu có đồng tiền phàm tục thì ở đấy không thể có cái đẹp.

4. “Nghề văn là nghề của chữ … Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa mà “sinh sự”.

5. Tôi quan niệm đã viết văn thì phải cố viết cho hay và phải viết đúng cái tạng của mình. Văn chương cần có sự độc đáo hơn trong bất kì lĩnh vực nào.


Xem thêm:

Tham khảo các tài liệu về Lí luận văn học tại chuyên mục: https://thichvanhoc.com.vn/tai-lieu/ly-luan-van-hoc/

Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB Thích Văn Học