Nhân vật “anh thanh niên” trong Lặng lẽ Sa Pa

“Anh thanh niên” là nhân vật chính trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Xoay quanh nhân vật này có rất nhiều vấn đề có thể đưa vào đề thi.

Cùng điểm qua một số ĐOẠN TRÍCH có thể trở thành NGỮ LIỆU cho dạng đề PHÂN TÍCH/CẢM NHẬN VỀ ANH THANH NIÊN nhé!

 

1. Đoạn trích 1

(Từ) Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ……(đến). Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hoà nhé!”. Chưa hoà đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.185)

Gợi ý phân tích 

Luận điểm 1: Anh thanh niên và những suy nghĩ đẹp về cuộc sống

– Biết nhận thức, ý thức về giá trị của cuộc sống và những điều làm nên ý nghĩa bản thân.

– Quan niệm về hạnh phúc một cách tích cực, đúng đắn và ý nghĩa: Hạnh phúc đơn giản chỉ cần được góp sức mình cho sự nghiệp chung của đất nước.

Luận điểm 2: Anh thanh niên – một con người đầy khát khao, cống hiến

Từng mong muốn đi bộ đội nhưng không được nên anh cống hiến âm thầm ở đỉnh núi Yên Sơn với việc làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.

Luận điểm 3: Anh thanh niên – một người luôn biết làm phong phú cuộc sống

Xem sách là bạn và trò chuyện cùng sách. 

Luận điểm 4: Con người với đức khiêm tốn, chân thành

– Kể về niềm hạnh phúc khi mình được góp phần phát hiện đám mây khô giúp ta hạ bệ nhiều phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng nhưng không xem đó là “một – hòa” với bố mà nói “chưa hoà đâu bác ạ”. -> Sự ý thức về đóng góp của mình.

– Từ chối khi được bác hoạ sĩ vẽ và chủ động giới thiệu người khác đáng vẽ hơn.

 

2. Đoạn trích 2

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già….(Đến). Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn chiếc đồng hồ nói một mình:

– Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?

Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập một, tr.187) 

Gợi ý phân tích 

Luận điểm 1: Con người có phong cách sống đẹp và biết trân trọng những khoảnh khắc bên nhau.

– Nuối tiếc ngỡ ngàng khi thời gian trôi qua quá nhanh: trời chỉ còn 5 phút, giật mình, giọng cười tiếc rẻ.

Luận điểm 2: Một người hiếu khách, trách nhiệm và biết quan tâm người khác.

– Biếu ông họa sĩ giỏ trứng để làm bữa trưa.

– Gửi cô kĩ sư cái khăn tay kèm theo cuốn sách cô ấy đã đọc.

– Anh luôn đề cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình.

Luận điểm 3: Người khơi dậy trong ông họa sĩ và cô kĩ sư những suy nghĩ  chiêm nghiệm về bản thân

– Ông hoạ sĩ thay đổi cách nhìn về giới trẻ: Khi nhận xét về anh thanh niên, cô kĩ sư ông nhận xét “anh chị cứ như con bướm”. Ý chỉ nét hồn nhiên, muôn màu sắc về cả thế hệ thanh niên mà ông hi vọng.

– Nhân vật cô kĩ sư có những suy nghĩ mới về cuộc sống sau cuộc gặp gỡ với anh thành niên: nhận thức cuộc sống tẻ nhạt của bản thân. Tin tưởng hơn vào con đường mình đã chọn. Biết ơn anh thanh niên và nhận lấy bó hoa của những khát khao, háo hức, mộng mơ, của những khát vọng cống hiến cao đẹp đã truyền sang cô.

 

3. Đoạn trích 3

(Từ) Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa – Người con trai bất chợt quyết định – Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện… (đến). Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2016, tr. 183, 184)

Gợi ý phân tích 

Luận điểm 1: Con người với những chia sẻ chân thành trong công việc

– Anh sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn, làm  công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Cuộc sống thiếu thốn, khổ cực.

– Công việc thực hiện trong điều kiện thời tiết khó khăn, thử thách với mưa sương gió lạnh. Đặc biệt là một giờ sáng.

Luận 2: Con người trách nhiệm và ý thực về công việc

– Không ai nhắc nhở nhưng vẫn kiên trì, trách nhiệm hoàn cảnh công việc của mình ngay trong những khắc nghiệt của thời tiết.

– Anh có những suy nghĩ đẹp về ý nghĩa của cuộc sống, công việc mà mình đang thực hiện.

– Công việc là niềm đam mê, công việc của anh dù thầm lặng ít người biết đến nhưng anh vẫn rất yêu công việc.

– Không ai nhắc nhở nhưng luôn hoàn thành công việc.

| Nội dung do Thích Văn học thực hiện, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.

Xem thêm:

Tham khảo các bài văn mẫu tại chuyên mục: Văn Mẫu

Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB Thích Văn Học