Các cậu tâm đắc nhất với câu nhận định văn học nào?
Bản chất của thơ là thơ ngây, là bất thường, là xuất kỳ bất ý, là tiếng nói của tâm linh, tiếng nói của sự chiêm nghiệm nhiều khi là cả đời người, của nhiều đời người. Những tập thơ có giá trị thực sự, chúng có thể là “Kinh thánh của tâm hồn”.
-Thanh Thảo-
Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ.
-Maiacopxki-
Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn.
-Nam Cao-
Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm.
-Hoàng Cầm-
Nếu tình huống truyện tạo ra bước ngoặt của tác phẩm thì chi tiết nghệ thuật lại là cái bánh lái bẻ nên đường cua tuyệt diệu ấy.
-Leonit Leonop-
Nhân vật là bản sao của đời sống nhưng không phải là bê nguyên xi trần trụi vào tác phẩm mà đã được nhà văn gọt giũa bằng lớp lớp ngôn từ nên khi vào tác phẩm nhân vật đã trở thành hình tượng nghệ thuật.
-Leonit Leonop-
Muốn hiểu được thơ thì phải bóc lớp vỏ ngôn ngữ ấy ra, hãy tận hưởng mùi hương vani hay mùi xạ hương trong tầng sâu của nó.
-Puskin-
Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.
-Nguyễn Văn Siêu-
Cuộc bể dâu mà con người nhìn thấy trong văn thơ dân tộc là máu trong trái tim của người nghệ sĩ.
-Tố Hữu-
Nhà văn phải là những người đi tìm, gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu sâu trong tâm hồn của con người.
-Nguyễn Minh Châu-
Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương.
-Bạch Cư Dị-
Những cuộc chiến qua đi, những trang lịch sử của từng dân tộc được sang trang, các chiến tuyến có thể dựng hay san bằng. Nhưng những tác phẩm đi xuyên qua mọi thời đại, mọi nền văn hoá hoặc ngôn ngữ cuối cùng vẫn nằm ở tính nhân bản của nó. Có thể thấy màu sắc, quốc kì, ngôn ngữ hay màu da chúng ta khác nhau. Nhưng máu chúng ta đều màu đỏ, nhịp tim đều giống nhau. Văn học cuối cùng là viết về trái tim con người.
-Maxin Malien-
Nói tới giá trị nhân đạo là nói tới thái độ của người nghệ sĩ dành cho con người mà hạt nhân căn bản là lòng yêu thương con người.
-Từ điển Văn học-
Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng.
-Charle Dubos-
Nhà văn phải biết: “khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác, cái khát vọng khôi phục và bảo vệ cái tốt đẹp.”
-Ai ma tốp-
Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là của những tâm hồn cao cả, đa cảm.
-Voltaire-
Nhà văn phải: “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của đời.”
-Nam Cao-
Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật.
-Bielinxki-
Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư
tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của con người là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn.
-Nguyễn Khải-
Thơ cốt ở ý, ý có sâu xa thơ mới hay. Không phải bất cứ điều gì cũng phải nói ra bằng thơ. Như thế mới là thơ có giá trị.
-Lê Hữu Trác-
Làm thơ có ba điểm chính: một là tình, hai là cảnh, ba là sự. Trong lòng có cảm xúc thực sự, rung cảm nên lời. Thực tế bên ngoài gây thành ý, rồi dùng điển tích để nói việc ngày nay, chép việc xưa hay thuật chuyện hiện tại, đều tự nhiên có tinh thần.
-Lê Quý Đôn-
Thơ mà quá cầu kỳ thì sa vào giả dối, quá trau chuốt thì sa vào xảo trá, hoang lương hiu hắt thì phần nhiều sa vào buồn bã. Chỉ có thuần hậu, giản dị, thẳng thắng, không giả dối, không xảo trá, không buồn bã mà rốt cuộc chú trọng đến sự ngăn chặn điều xấu, bảo tồn điều hay, mới là những đặc sắc chính của thơ.
-Ngô Thì Nhậm-
Một bài thơ không thể tồn tại nếu không có khoảng trắng.
-Paul Claudel-
Thơ là hành động, Thơ là đam mê, Thơ là sức mạnh và sự đổi mới luôn luôn không biết đâu là giới hạn.
-Cái Hiện Tồn-
Thơ là thể loại văn học có độ hàm súc cao, là sự dồn nén cảm xúc đến mức “cô đúc” để rồi phát nổ bằng một hình thức ngôn từ “tổng hợp kết tinh” có vần hoặc có điệu. Thơ phản ánh hiện thực cuộc sống mà hiện thực ấy “đã được ủ thành men và bốc lên đắm say” đến mức si mê trong tâm hồn thi sĩ.
-Chế Lan Viên-
Một tác phẩm chân chính không bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng.
-Aimatop-
Nhà văn có lẽ nên chết đi sau khi hoàn thành văn bản để tác phẩm có thể tự do sống cuộc đời của nó.
-Umberto Eco-
Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có.
-Nam Cao-
Làm người thì quý thẳng nhưng làm thơ thì quý cong. Làm người thì không nên có cái tôi nhưng làm thơ nhất định phải có cái tôi.
-Viên Mai-
Thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cũng mọc lên từ cái đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la.
-Nguyễn Tuân-
Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đã đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ ấy phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay, thơ là tiếng gọi đàn, là sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu của những con người.
-Xuân Diệu-
Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.
-Nguyễn Văn Thạc-
Thơ được tạo ra từ cơn động kinh của tâm hồn. Đó là cú đại địa chấn được dồn ứ từ những biến cố, những kỷ niệm, có khi là từ một nỗi nhớ quặn lòng.
-Puskin-
Dùng chữ như đánh cờ tướng,chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó.Văn phải linh hoạt.Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp.
-Nguyễn Tuân-
Tôi hãy còn một trái tim, một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và
chia sẻ.
-Dostoevski-
Điều duy nhất có giá trị trong cuộc đời chính là những dấu ấn của tình yêumà chúng ta đã để lại phía sau khi ra đi.
-Albert Schweitzer-
Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm.
-Pauxopxki –
Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô, của chim muông quèquặt, của hành tinh lạnh ngắt. Nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của conngười.
-Nadimetlicmet-
Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó.
-Bêlinxki-
Văn học là nhân học.
-M.Gorki-
Những câu thơ lấp lánh như những tấm huy chương.
-Pon valeri-
Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy.
-Sê khốp-
Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi. Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang.
-Chế Lan Viên-
Văn chương trướng hết là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật.
-Nguyễn Tuân-
Tất cả trong con người! Tất cả vì con người! Con người! Tiếng ấy thật kì diệu! Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao!
-M.Gorki-
Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm cui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp.
-Pautopxki-
Sống đã rồi hãy viết, hãy hoà mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân.
-Nam Cao-
Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí.
-M.Gorki-
Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.
-Nam Cao-
Thi sĩ không phải là Người, nó là Người mơ, Người say, Người điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ.
-Chế Lan Viên-
Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.
-Nam Cao-
Một nhà văn thiên tài là người cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ.
-Thạch Lam-
Nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì đó cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người nhưng cách mình nhưng cách người.
-Nguyễn Đình Thi-
Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra.
-Andecxen-
Giống như ngọn lửa thần bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẹ nhất của con người.
-Paxun- Gamzatop-
Văn học và nghệ thuật có thể làm nên điều kì diệu: chế ngự được cái đặc tính riêng biệt tai hại của con người là chỉ học trên kinh nghiệm của chính bản thân mình… Chứa đầy quãng thời gian cõi đời ngắn ngủi của con người, nghệ thuật mang chuyển từ người này sang người khác toàn bộ gánh nặng kinh nghiệm sống trải lâu dài của người khác với tất cả những lo toan, sắc màu, máu thịt – và cho phép người tiếp nhận cảm nhận được như kinh nghiệm của chính mình đã trải qua.
-Alekxandr Solzhenitsyn Nobel 1970-
Tôi viết, để làm gì? Người ta gọi tôi là nhà văn về tai ương, điều nầy không đúng, tôi luôn mưu tìm ngôn từ yêu thương. Oán hờn không cứu vãng chúng ta. Chỉ có tình yêu. Tôi hy vọng …
-Svetlana Alexievich Nobel 2015-
Tôi biết thế nào là dũng cảm thật sự, cũng hiểu được buồn thương là gì. Tôi hiểu trong cõi lòng mỗi người đều có một vùng mờ ảo ; cái vùng ấy khó có thể diễn tả thỏa đáng bằng một từ ngữ đơn giản nó là phải hay trái, thiện hay ác. Đó chính là vùng trời đất bao la mà nhà văn có thể thi thố tài hoa của mình.
-Mạc Ngôn Nobel 2012-
Chuyện của mình bao giờ cũng hữu hạn ; kể hết chuyện mình thì tất phải kể chuyện người khác. Thế là chuyện những người thân của tôi, chuyện những người làng và những chuyện của tổ tiên tôi nghe được từ các ông bà già đã từ ký ức sâu thẳm của tôi ùa ra như những người lính nghe thấy tiếng kèn tập hợp. Họ nhìn tôi bằng ánh mắt chờ đợi, mong mỏi tôi viết về họ. Ông tôi, bà tôi, cha tôi, mẹ tôi, các ông anh bà chị, cô tôi, chú tôi, vợ và con gái tôi đều đã xuất hiện trong tác phẩm của tôi.
-Mạc Ngôn Nobel 2012-
Tôi xin nhắc lại, con người là một sinh vật thẩm mỹ trước khi mang tính đạo đức. Bởi vậy, nghệ thuật đặc biệt là văn chương không phải là một thứ phụ gia cho sự phát triển nòi giống mà hoàn toàn ngược lại. Nếu như cái gì đó làm chúng ta khác biệt với các đại diện khác của thế giới động vật, thì đó chính là lời nói. Văn học và đặc biệt là thơ ca là hình thức cao nhất của ngôn ngữ, hay nói một cách thô thiển, nó là đặc trưng cho giống người chúng ta.
-Joseph Brodsky Nobel 1987-
Cá nhân tôi không thể sống thiếu cái nghệ thuật do mình làm ra. Nhưng tôi chưa bao giờ đặt nó lên trên tất cả mọi điều. Trái lại, sở dĩ nó cần thiết cho tôi, là bởi vì nghệ thuật đó không tách rời khỏi bất kì ai, và nó giúp tôi sống tự nhiên thế này ngang bằng với tất cả mọi người. Tôi không thấy việc sáng tạo nghệ thuật như là một thú vui trong cô đơn. Nó là một phương tiện làm mủi lòng tuyệt đại đa số con người bằng cách trao cho họ một hình ảnh thiên vị nói lên những niềm vui và những nỗi đau người.
-Albert Camus Nobel 1957-
Bí mật của nhà văn không phải là cảm hứng – bởi ai mà biết được cảm hứng từ đâu đến – mà là sự bướng bỉnh, sự nhẫn nại của nhà văn. Đối với tôi, câu tục ngữ Thổ Nhĩ Kỳ đáng yêu – đào giếng bằng cây kim – dường như chính là để nói về nhà văn.
-Orhan Pamuk Nobel 2016-
Cách phát ngôn tốt nhất của một nhà văn là sáng tác. Những gì tôi cần nói đều được viết vào trong tác phẩm của mình. Lời nói gió bay, còn câu chữ viết ra thì mãi mãi không phai mờ. Tôi mong rằng quý vị sẽ có thể chịu khó đọc sách của tôi. Dĩ nhiên tôi không có tư cách buộc các vị phải làm việc ấy. Và dù rằng mọi người đã đọc, tôi cũng không hy vọng quý vị có thể thay đổi được cách nhìn nhận về tôi. Trên thế gian này chưa hề có nhà văn nào được tất cả bạn đọc đều yêu thích. Trong thời đại như ngày nay lại càng như vậy.
-Bob Dyland Nobel 2016-
Với nước tôi, nỗ lực tìm kiếm hiện thân cho mình, chọn các nhà thơ và lấy nhà thơ làm người phát ngôn của mình, việc đó dường như chính là tinh thần dân tộc của chúng tôi. Các nhà thơ, các nhà trữ tình chính là người định hình ý thức dân tộc của chúng tôi, nói lên khát vọng dân tộc của chúng tôi trong những thời đại đã qua và vẫn đang tiếp tục định hình ý thức đó cho mãi đến ngày nay. Dân tộc tôi đã quen hiểu mọi sự thông qua cách trình bày của các nhà thơ.
-Jaroslav Seifert Nobel 1984-
Thích Văn học tổng hợp
Xem thêm:
Tham khảo thêm các bài viết tổng hợp nhận định văn học tại thẻ: https://thichvanhoc.com.vn/tag/nhan-dinh/
Tham khảo các tài liệu về Lí luận văn học tại chuyên mục: https://thichvanhoc.com.vn/tai-lieu/ly-luan-van-hoc/
Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB Thích Văn Học