Giải thích nhận định đề NLXH

Giải thích nhận định trong đề Nghị luận xã hội

NLXH luôn đa dạng trong hình thức hỏi. Có thể là cho trực tiếp vấn đề, có thể là qua một câu chuyện hoặc một bài thơ, nhận định,… và một thao tác không thể thiếu khi viết văn NLXH đó chính là thao tác giải thích.

Ở bài viết này, Trạm văn xin giới thiệu đến các bạn một số nhận định NLXH và cách giải thích nhé! 

 

Nhận định 1

Một đời này chúng ta có mấy lần mười năm

Để con người tự nhận thức bản thân và sự trưởng thành

Gợi ý giải thích

– Một đời người:  Một người được mặc định bằng một trăm năm

– Có mấy lần mười năm: Thể hiện sự trăn trở về sự ngắn ngủi của thời gian, có sự hạn định của đời người. Đây cũng là một mốc thời gian đánh dấu sự thay đổi của con người trong một thập kỉ.

– Tự nhận thức bản thân: Tự ý thức về bản thân, biết được giá trị, hướng đi, điều cần thiết đối với bản thân.

– Trưởng thành: chín chắn hơn, chính kiến riêng, tự lập.

=> Vấn đề nghị luận: Suy cho cùng ý kiến muốn nhấn mạnh đến cuộc đời mỗi con người là hữu hạn, một thập kỉ trôi qua sẽ đánh dấu nhiều sự thay đổi, chúng ta cần phải ý thức hơn nữa về những cuộc sống của bản thân và trưởng thành hơn mỗi người. 

 

Nhận định 2

Nếu những suy nghĩ tốt đẹp không được cất lên thành lời…

Gợi ý giải thích

– “Những suy nghĩ tốt đẹp” là những suy tích cực, lạc quan, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. 

– “Không được cất lên thành lời” tức là không được thể hiện suy nghĩ một cách trực tiếp thông qua từ ngữ để mọi người có thể cảm nhận, hiểu rõ.

=> Vấn đề cần bàn luận: Nếu những suy nghĩ tốt đẹp không được cất lên thành lời thì sẽ tạo nên sự nuối tiếc, còn ngược lại, nó sẽ là nền tảng cho tình yêu thương, sự gắn kết giữa người với người. Hay nói cách khác là những suy nghĩ tinh thần, chỉ tồn tại trong tâm trí, khi không được thể hiện một cách trực tiếp, có thể làm mất đi hàng ngàn lớp yêu thương trong cuộc sống.

(Đề tuyển sinh vào 10 của thành phố Hồ Chí Minh 2023)

 

Nhận định 3

Người nghèo nhất trong tất cả mọi người không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ

Gợi ý giải thích

– “Nghèo nghèo nhất trong tất cả mọi người không phải là người không có một xu dính túi” tức là sự thiếu thốn những nhu cầu tối thiểu, là sự khó khăn, vất vả của con người khi không có của cải, vật chất. Ở đây tác giả nhấn mạnh là “nghèo nhất” để thể hiện thái độ nhấn mạnh của mình và từ đó làm nổi bật vế sau. 

– “Ước mơ” là những điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát hướng tới mong đạt được.

– “Người không có lấy ước mơ” là người nghèo hơn cả “người không có một đồng xu dính túi” nghĩa là người mà không có mục đích sống, không có phương hướng, động lực phấn đấu riêng cho bản thân mình thì mới là người nghèo nhất.

=> Vấn đề nghị luận: Câu nói đề cao mơ ước, vai trò, ý nghĩa, giá trị của mơ ước với cuộc sống con người.

(Đề luyện học kỳ II của trường THCS & THPT Marie Curie)

Xem thêm:

  • Lớp văn cô Ngọc Anh trực tiếp giảng dạy tại Hà Nội: Tìm hiểu thêm
  • Tham khảo bộ tài liệu ôn thi vào lớp 10: Tài liệu
  • Tham khảo các bài văn mẫu tại chuyên mục: Văn Mẫu
  • Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB: Thích Văn Học