Liên hệ, mở rộng cho các tác phẩm thơ lớp 9 kì 2

Tham khảo: Trọn bộ tài liệu ôn thi vào lớp 10 (có đáp án).

Liên hệ, mở rộng là một trong những nội dung giúp bài viết của các bạn được sâu sắc và sáng tạo. 

Dưới đây là “một số” gợi ý phần liên hệ, mở rộng cho các tác phẩm thơ lớp 9 học kì 2 được trích từ cuốn sách “Bình giảng chuyên sâu Ngữ văn 9 – cô Ngọc Anh”. Các bạn tham khảo nhé!

 

1. Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải

1.1. Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân xứ Huế liên hệ với tứ thơ của Lê Anh Xuân

Hình ảnh bông hoa màu tím biếc – thứ màu tím thân thương, rất Huế kết hợp cùng “dòng sông xanh” – sắc xanh mát mẻ và tươi trong đã tạo nên sức vẫy gọi nồng hậu cho mùa xuân nơi đây. Hình ảnh bông hoa tím biếc kia, khiến chúng ta liên tưởng đến hình ảnh bông hoa lục bình dân dã – một vẻ đẹp bình dị và thân thiết như tính cách của những người dân Huế mộng Huế mơ. Đọc đến đây, ta có thể liên tưởng đến tứ thơ của Lê Xuân Anh về hương sắc quê hương:

“Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm

Hãy còn đây nước chẳng đổi dòng

Hoa lục bình tím cả bờ sông”

 

1.2. Cảm xúc về mùa xuân đất nước liên hệ với những sáng tác của Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa Điềm

[…] Trong quãng thời gian đằng đẵng “bốn nghìn năm” có biết bao “vất vả” và “gian lao” luôn thường trực đeo bám, để chặn đứng con đường sống còn của dân tộc ta; thế nhưng bằng ý chí quật cường của những người anh hùng, sự gan dạ và dũng cảm của những thế hệ đi trước đã đưa “Nước Việt Nam từ trong máu lửa/Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). […] Trong đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm cũng vậy, ta bắt gặp hình ảnh “người người lớp lớp” năm tháng nào cũng xuất hiện hiện để bảo vệ Tổ quốc cho ta thấy được tinh thần quyết tâm, quyết chiến không mệt mỏi của biết bao thế hệ con người Việt Nam.

 

2. Viếng lăng Bác – Viễn Phương

2.1. Hình ảnh tre trong khổ 1 liên hệ với bài “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy

[…] Từ xa xưa, luỹ tre xanh đã trở thành biểu tượng quen thuộc của mỗi làng quê Việt Nam, tre là người bạn thân thân thiết nhất trong đời sống sinh hoạt của mỗi người dân. Trong bài “Tre Việt Nam”, Nguyễn Duy viết:

“Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu”

 

2.2. Khổ thơ 2 liên hệ với bài “Bác ơi!” của Tố Hữu

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

[…] Mặt trời của Bác sẽ mãi trở thành nguồn sống, trở thành ngọn hải đăng soi đường cho đất nước trong hiện tại và tương lai, vì vậy mà mặt trời của Bác luôn rạng ngời, sưởi ấm cho những linh hồn đất Việt:

“Bác sống như đất trời đất của ta

Yêu từng ngọn cỏ mỗi nhành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già”

(Tố Hữu)

 

2.3. Khổ thơ 3 liên hệ với những bài thơ về trăng của Bác Hồ

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

[…] Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi ta liên tưởng thú vị đến vầng trăng sáng dịu hiền kia, một người bạn tri âm tri kỷ trong suốt hành trình giải cứu dân tộc của Người:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Trăng từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó và san sẻ cùng Người từ những tháng ngày còn trong lao tù, hay giữa “cảnh khuya” – nơi chiến khu bàn việc quân, thế nhưng trăng lại đẹp và sáng đến lung linh như thế, Người lại chưa bao giờ được ngắm nó một cách thảnh thơ và trọn vẹn.

 

3. Sang thu – Hữu Thỉnh

3.1. Khổ 1 liên hệ với bài “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu

Trong cảm nhận của Hữu Thỉnh, mùa thu đến thật bất ngờ, đột ngột. […] Sau khoảnh khắc bỗng chợt ấy, thi sĩ đã thấy bao tín hiệu giao mùa hạ sáng thu: hương ổi, gió se, sương thu. Thế nhưng, thi sĩ dường như vẫn hồ nghi vào cảm nhận của mình. Nhà thơ chưa khẳng định chắc nịch, chưa hồ hởi hân hoan như Xuân Diệu:

“Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng”

 

3.2. Khổ 2 liên hệ với bài “Tràng Giang” của Huy Cận

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã”

[…] Đối lập với điệu dềnh dàng của con sông là sự gấp gáp của cánh chim vào thời khắc giao mùa. Hình ảnh cánh chim được miêu tả trong thơ Hữu Thỉnh thật khác với thơ Huy Cận trước cách mạng:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”

Cánh chim cũng được miêu tả trong sự vận động nhưng không còn cô đơn, lẻ loi như trong “vũ trụ sầu”. Cánh chim trong thơ Hữu Thỉnh mang cái hồn, cái điệu của một cuộc sống mới, trong sự hòa nhịp với vũ trụ muôn vật muôn loài lúc sang thu.

 

3.3. Khổ 3 liên hệ với những tâm sự của Hữu Thỉnh

Hai câu cuối mang nhiều chiêm nghiệm, suy tư của Hữu Thỉnh về bản thân, con người và đất nước, “Chủ thể bài thơ và cái kiêu hùng của màu thu đã toát lên chính là ở hai câu thơ này. Đó là cốt cách của một người lính không chỉ là trong một buổi chiều thu mà là một buổi chiều hoà bình. Có thể nói có vẻ ngang tàng “sớm cũng bất bất ngờ” nhưng lại mang một vẻ dịu dàng, sâu lắng của mùa thu hoà bình. Ở đây hàng cây đứng tuổi chính là chủ thể trữ tình trong bài thơ đã trải qua bao nhiêu gian nan vất vả, giờ đã vươn lên bà không  gì làm chúng run rẩy”. (Hữu Thỉnh tâm sự).

 

4. Nói với con – Y Phương

Đoạn 1 liên hệ với bài “Việt Bắc” của Tố Hữu

[…] Các động từ “đan, cài, ken” vừa diễn tả hoạt động lao động kì công: dưới bàn tay ra hoa của họ những nan tre, nan trúc biến thành những nan hoa đẹp mắt. câu thơ khiến ta liên tưởng đến tứ thơ của Tố Hữu trong bài “Việt Bắc”: “Ngày xuân mơ nở trắng rừng/Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, giữa bức tranh xuân phủ lên mình một sắc trắng tinh khôi và dịu mát, hình ảnh người lao động hiện lên thật cần mẫn và tỉ mỉ trong hành động chuốt từng sợi giang, con người đẹp một cách tự nhiên trong những công việc lao động hàng ngày, họ ngồi chuốt từng sợi để đan thành những chiếc nón, chiếc mũ cho người chiến sĩ phục vụ kháng chiến. Qua đó ta cũng thấy được bàn tay khéo léo và tài hoa của người lao động, đồng thời nói lên phẩm chất tốt đẹp, hào hùng của người dân miền núi.

Xem thêm:

  • Tham khảo bộ tài liệu ôn thi vào lớp 10: Tài liệu
  • Tham khảo các bài văn mẫu tại chuyên mục: Văn Mẫu
  • Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB: Thích Văn Học