Kiến thức cơ bản – Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Kiến thức cơ bản - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

I. XUẤT XỨ

Sau khi chiếm thành Gia Định, giặc Pháp xông ra chiếm các vị trí xung quanh, trong đó có cần Giuộc cách Gia Định 23km về phía Tây Nam. I’ Dưới sự chỉ huy của thống quân Bùi Quang Diệu, nghĩa quân đã tập kích I đồn giặc, đâm trọng thương tên trung úy đồn trưởng (quan hai Đuy-mông), giết một số lính. Quân giặc phản công, ‘nghĩa quân, hy sinh 21 người. Tuần I phủ Gia Định là Đỗ Quang cùng với nhân dân tổ chức truy ‘điệu các liệt sĩ. Đồ Chiểu được ủy thác viết bài văn tế này.

II. Bố cục

a. Phần 1: lung khởi (câu 1 và 2) đánh giá khái quát về sự hy sinh của những người nghĩa sĩ.

b. Phần 2: thích thực (từ câu 3 đến câu 15) cuộc đời của người nghĩa sĩ lúc sống.

c. Phần 3: ai vãn và kết (từ câu 16 đến hết) những người sống suy nghĩ về sự hy sinh và tỏ lòng tiếc thương những người đã vì nghĩa xả thân cho Tổ quốc.

III. CHỦ ĐỀ

Bài văn tế dựng lại cuộc đời giản dị của những anh hùng của những người nông dân vì nghĩa, bày tỏ lòng tiếc thương và khâm phục trước sự hy sinh của họ.

IV. PHÂN TÍCH

1. Quá trình người nông dân trờ thành nghĩa sĩ:

Trong quan niệm của các nhà nho những bậc chính nhân quân tử sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn thì mới gọi là nghĩa (“nghĩa”) là hành động hy sinh vì những mục đích tốt đẹp; sĩ là người trí thức, cổ học có nhận thức sâu sắc về nhân sinh … Ở đây, chủ nghĩa yêu nước đã làm thay đổi lập trường nhà nho Nguyễn Đình Chiểu. Trong bài “văn tế” Đồ Chiểu đã sử dụng có ý thức và nhấn mạnh chữ nghĩa, coi đó là nét phẩm chất đáng đề cao của những người chiến sĩ hy sinh cho dân tộc.

(Một trận nghĩa đánh Tây; mến Nghĩa làm quân chiêu mộ; lòng Nghĩa lâu dùng; cậy hương Nghĩa sĩ thắp thêm thơm …)

Toàn bộ bài văn tế dường như phần nào, câu nào, khi nhắc đến phẩm và chất cũng như hành động của người nông dân chiến sĩ này. Nguyễn Đình Chiểu đều biểu dương chữ nghĩa của họ (Sống làm chi theo quân tà đạo; ấy thác mà đặng càu địch khái; nghìn năm tiết rỡ; thác mà trả nước non…)

Cuộc đời của nhân vật qua hồi tưởng của tác giả (và những người chứng kiến buổi tế lễ) là người nông dân cùng khổ (câu 3 đến câu 5) thành người nghĩa sĩ tự nguyện (câu 6-9) tham gia trận công đồn (câu 10-15).

a) Người nông dân:

  • Suốt một đời “làm ăn” lam lũ “côi cút” với bao lo toan tính toán vẫn nghèo khó. Số phận của họ thật là “con sâu cái kiến” có nguy cơ bị mờ nhạt, bị tan lẫn giữa bao lớp người nông dân vô danh, tội nghiệp.
  • Công việc nhà nông ngập mặt, họ trở nên lầm lụi như con trâu, con ngựa. Thế giới mà họ biết chỉ là không gian làng xã.
  • Họ chưa bao giờ là lính, chưa biết, chưa thấy, chưa luyện tập trong “quân cờ quán vệ”.

b) Người nghĩa sĩ đánh Tây:

  • Khi kẻ thù đến, họ lo âu “phập phồng” và hy vọng quân đội triều đình xua đuổi chúng ra khỏi nước.
  • Họ chứng kiến và như một thứ bản năng “họ ghét cay đắng ghét vào tận tâm”, “ghét thói mọi” được so sánh rất nông dân, rất cụ thể “như nhà nông ghét cỏ”. Từ ghét dẫn đến lòng căm thù mãnh liệt “muốn ăn gan cắn cỏ” bọn giặc cướp nước; từ căm thù họ nâng lên nhận thức: không thể để đất nước này cho lũ cướp nước và bán nước giày xéo chà đạp “Một mồi xa thư (…) bán chó”.
  • Họ tự giác tụ nghĩa, họp nhau như ở chùa Tân Thạnh quyết ra hành động vì nghĩa.

2. Người nghĩa sĩ trong trận công đồn:

  • Điều kiện chiến đấu cũng là điều kiện của nông dân. Họ vào trận với những vũ khí vốn là đồ dùng sản xuất sinh hoạt gia đình. (Áo vải, rơm con cúi, ngọn tầm vông, dao phay); họ không có một chút binh thư, binh pháp không có những trang bị của lính triều đình vốn rất lạc hậu với phương tiện chiến tranh của phương Tây… Họ chỉ có tấm lòng “mến nghĩa”, có sức mạnh của ý chí con người, chỉ có lòng yêu tha thiết “tấc đất ngọn rau” của quê hương xứ sở …
  • Vậy mà họ đã chiến đấu với tinh thần “xông lên tới tận trời”. Họ chủ động tung hoành ngang dọc làm cho giặc thất điên bát đảo (“chém rớt đầu quan hai nọ” “đốt xong nhà dạy đạo kia”). Hàng loạt các động từ mạnh, tỏa ra bốn phương tám hướng, ken dày đặc với nhau tạo nên khí thế trúc chẻ ngói tan, sấm vang chớp giật (đánh, đốt, chém, gióng, đạp, lướt, xô, xông, liều, đâm, chém…) nhịp điệu câu văn ngắn gọn, dứt khoát tạo nên sự khẩn trương, gấp gáp, ưu tiên cho việc trần thuật bức tranh chiến trận sôi động và hào hùng. Đoạn văn như một cuốn phim phóng sự từ mặt trận của thời nay. Nó còn có cái hôi hổi của không khí thời đại, của thời điểm lịch sử ấy… Nhà thơ mù đã chứng kiến được điều đó, “quay phim” nhanh nhạy có toàn cảnh, có đặc cảnh, có từng mảng không gian của trận đánh… Quả là một thiên tài. Nhưng điều đáng nói có lẽ ông là một chiến sĩ. Ông dường như đang nhập cuộc với những người nghĩa sĩ ấy.
  • Trận đánh kết quả là sự thất bại cho “phe ta” nhưng bức tranh công đồn lại hừng hực cái khí thế của người chủ động, người chiến thắng, người không thể chiến bại, nghĩa quân như đè bẹp, như nghiên nát kẻ thù, nhự sừng sững bức chân dung bất tử, còn kẻ thù thì thật là thảm hại cuống cuồng chạy thoát thân (Mã tà, Ma ní hồn kinh) và biến thành các bị thịt để cho quân ta “kẻ đâm ngang người chém ngược…”
  • Cuộc chiến đấu không ai đòi ai bắt, rất tự nguyện nên rất hăng say. Nhưng lòng nghĩa đối chọi với “tàu thiết, tàu đồng súng nổ” rất hiện đại của giặc. Sự thất bại của những người nghĩa sĩ là tất yếu. Nhưng họ không chết.

3. Tấm lòng của tác giả

  • Lời văn đang hào hùng bỗng trở nên hụt hẫng nặng nề . Nó vừa xót xa vừa an ủi, vừa tri ân, vừa căm giận quân xâm lược. Nấc là tiếng khóc. Nhưng là tiếng khóc vĩ đại. Cụ Đồ Chiểu thay mặt cho đất nước cỏ cây, cho dân tộc, cho những người đang sống khốc người nghĩa sĩ. (Già trẻ hai hàng lụy nhỏ; sông cần Giuộc Chợ Trường Bình; cỏ cây mấy dặm, tấc đất ngọn rau, nước nhà tạ …)
  • Tác giả bày tỏ lòng cảm phục và ngợi cạ sự hy sinh của họ để từ đó rút ra lẽ sống vì nghĩa như những người nông dân nghĩa sĩ này. Khi tác giả nói “Sống làm chi…” là đã xác định lẽ sống cao đẹp của người nghĩa sĩ: thà chết cho Tổ quốc còn hơn “đồn Tây, ở với man di”.
  • Cái chết của người nghĩa sĩ khiến cụ Đồ ưu tư cho số phận của những người thân, những người đang sống và đất nước sinh linh nghiêng ngửa. Nỗi đau như xé lòng của những người mẹ “mất trẻ” – mất đứa con mà bao giờ mình cũng coi là thơ dại cần chặm chút vỗ về: nỗi thê thảm của người “vợ yếu” – mất nơi nương tựa – cứ “không tin được là sự thật” “chạy tìm chồng” đã cho thấy nỗi đau tột đỉnh của những thân nhân nghĩa sĩ. Thấy được điều ấy mà những người nồng dân cần Giuộc vân xác định “Thác mà trả nước non” để bỏ mình cho Tổ quốc thật là hành động vì đại nghĩa và có ý thức.
  • Không chỉ có bi thương, cụ Đồ khẳng định nhũng người nghĩa sĩ ây bất tử trong lòng dân tộc, vì lẽ sống của mình họ vẫn tiếp tục sống và soi đường cho các thế hệ tiếp theo tiếp tục đánh Tây.

V. NGHỆ THUẬT

a) Âm điệu bi hùng đã chi phối bài văn tế

Lòng yêu nước đã giúp Nguyễn Đình Chiểu miêu tả cuộc chiến đấu hào hùng của nghĩa sĩ một cách sinh động và hiện thực, vượt qua những ước lệ qui phạm của văn chương cổ.


b) Có thể dùng đoạn miêu tả trận công đồn để chứng minh lời bài văn.

Chỉ một so sánh tưởng như gián tiếp mà thật thấm thìa và sâu sắc: “Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”
Phải am hiểu tâm lý nông dân đến mức nào, cụ Đồ mới viết được như thế! Ngôn ngữ ở đây cực kỳ trong sáng, giản dị, rất ngắn gọn, rõ ràng mà diễn tả được một cách chính xác, hàm súc lòng căm thù của người nồng dân với quân giặc cướp nước.


Xem thêm:

Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB Thích Văn Học