Kết bài LLVH: ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

ket bai LLVH dac trung cua the loai

Các cậu vận dụng các kiến thức về đặc trưng của các thể loại văn học như: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, … để nhấn mạnh giá trị của tác phẩm nhé!

Trong chương trình ngữ văn THPT, chúng ta có thể vận dụng những đặc trưng về cốt truyện, chi tiết tiêu biểu, nhân vật (của truyện ngắn) hoặc những đặc trưng về ngôn ngữ, giọng điệu, … (trong thơ) để làm tốt kiểu kết bài này.

Ví dụ: Kết bài cho nhân vật bất kì trong truyện ngắn.

“Văn học xét đến cùng là câu chuyện của trái tim”. Đặc biệt ở truyện ngắn, những câu chuyện được xây dựng bằng trái tim giàu trắc ẩn, vị tha và tràn đầy yêu thương của tác giả luôn có sức lay động to lớn đến người đọc. Với nhân vật … trong …, tác giả … đã thực sự mang đến cho chúng ta cả một bức thông điệp đẹp đẽ và sâu sắc về …. Và chắc hẳn, … trong trái tim của người đọc chúng ta.

Ví dụ: Kết bài cho chi tiết giọt nước mắt của bà cụ Tứ

M. Gorki từng nói: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Kim Lân quả xứng đáng là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam, khi chỉ từ những chi tiết nhỏ bé mà sâu sắc, ông đã đặt cả một tài năng và tấm lòng nhân đạo của mình vào đó. Cùng với đó, thành công của truyện ngắn “Vợ nhặt” còn phải kể đến việc Kim Lân đã gây ấn tượng mạnh với độc giả bằng lối kể chuyện lôi cuốn, ngôn từ giản dị, phù hợp với mọi lứa tuổi. Có lẽ vì thế cho đến nay, “Vợ nhặt” vẫn để lại dư âm khó phai mờ trong lòng người đọc của nhiều thế hệ.

NHẬN ĐỊNH VỀ THƠ

1. Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt.
Mỗi giọt mật thành đòi vạn chuyến ong bay.
(Chế Lan Viên)

2. Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi.


Xem thêm:

Kết bài LLVH: PHONG CÁCH CỦA NHÀ VĂN

Tham khảo các tài liệu về Lí luận văn học tại chuyên mục: https://thichvanhoc.com.vn/tai-lieu/ly-luan-van-hoc/

Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB Thích Văn Học