nước mắt chí phèo viên quản ngục

Dòng nước mắt của Chí Phèo và viên quản ngục

Đề bài.

Thi hào văn học Nga M. Gorki đã từng quan niệm “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”.

Hãy phân tích chi tiết “dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào”ở nhân vật quản ngục trong “Chữ Người Tử Tù”, và Chí Phèo thấy mắt mình “hình như ươn ướt” trước sự chăm sóc của Thị Nở trong “Chí Phèo”, của nhà văn Nam Cao để làm sáng tỏ nhận định trên.

Bài làm

Thi hào văn học Nga M. Gorki đã từng quan niệm “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Đúng như vậy! mỗi truyện ngắn, chi tiết đóng vai trò rất quan trọng. Nếu đó là những chi tiết trọng tâm, thì vai trò của nó lại càng to lớn hơn nữa. Mỗi chi tiết trong truyện ngắn chính là thước đo để đánh giá cách dựng truyện, cũng như bố trí kết cấu truyện tài tình của mỗi tác giả. Điều đó lại càng thể hiện rõ hơn trong các sáng tác của hai tác giả văn học là Nguyễn Tuân, và Nam Cao. Điển hình cho sự sáng tạo, tài tình cho những chi tiết văn học đó chính là chi tiết “dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào”. Ở nhân vật quản ngục trong “Chữ Người Tử Tù”, và Chí Phèo thấy mặt mình “hình như ươn ướt” trước sự chăm sóc của Thị Nở trong “Chí Phèo”, của nhà văn Nam Cao.

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận xét, “ở mỗi truyện ngắn chi tiết đóng vai trò quan trọng như mỗi nhãn tự của bài thơ tứ tuyệt vậy”. Đúng thế! Chi tiết trong một truyện ngắn chính là những hình ảnh, hành động của nhân vật trong toàn bộ tình huống. Chi tiết trong một tác phẩm văn học thường có dung lượng rất ít. Thế nhưng dung lượng ít không hẳn là không có ý nghĩa, mà ngược lại chi tiết trong một tác phẩm có vai trò vô cùng to lớn đối với sự thành công của các tác phẩm đó. Chi tiết có thể là bước ngoặt của cuộc đời nhân vật, là sự thoát xác hay suy nghĩ của nhân vật có quyết định cho diễn biến về sau của tác phẩm. Chính vì vậy, chi tiết có một vai trò vô cùng to lớn trong một tác phẩm văn chương, đặc biệt là một truyện ngắn tự sự.

“Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm”. Mỗi khi chi tiết trong một tác phẩm văn học, đặc biệt là những chi tiết trọng tâm có tác động sâu sắc đối với số phận nhân vật và toàn bộ tác phẩm, thường mang cả những ý nghĩa to lớn mà nhà văn muốn gửi gắm. Nếu không có chi tiết chắc chắn sẽ không có tác phẩm.

Những truyện ngắn tưởng chừng đi theo cái cảm giác mơ hồ, cái tâm tĩnh lặng của Thạch Lam mà vẫn có những chi tiết đặc biệt quan trọng, làm rực sáng toàn bộ tác phẩm. Đến với thế giới văn học điều đầu tiên ta chú ý chính là sự sáng tạo. Vào trong truyện ngắn sự sáng tạo đó thể hiện trong những chi tiết nghệ thuật. Vì vậy, không những có vai trò to lớn trong toàn bộ tác phẩm mà chi tiết Nghệ thuật còn đóng vai trò thể hiện vị trí của nhà văn, chỗ đứng của nhà văn trong vườn hoa văn học đầy màu sắc.

Xuất hiện trên tao đàn văn học thời kỳ 1930 – 1945 Nguyễn Tuân như một cá tính độc đáo một cái “ngông” mới mẻ, đem đến cho bạn đọc bao thú vị. Là một nhà văn lãng mạn lại sinh ra trong một cái buổi mất nước “tây tàu nhố nhăng” ông chán ghét thực tại vì những giá trị văn hóa cổ truyền, những nét đẹp trong cách đối nhân xử thế dần bị mai một và mất đi. Nguyễn Tuân! Tìm về quá khứ, tìm về một thời đã qua, ở đó có những nét đẹp những thú chơi lành mạnh, tao nhã của cha ông như chọi gà, uống trà, chơi chữ… Nguyễn Tuân ca tụng điều đó và viết lên tập truyện “đạt gần tới sự hoàn thiện và toàn mỹ”, đó là tập “vang bóng một thời”. Trong tập truyện quý giá đó có lẽ nổi bật nhất chính là truyện ngắn, “Chữ Người Tử Tù”.

“Chữ Người Tử Tù”, là câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ của Huấn Cao một kẻ tử tù và viên quản ngục, quan coi ngục. Tưởng rằng ở trên vị thế xã hội là đối đầu, là kẻ thù của nhau nhưng sâu thẳm trong tâm hồn họ chính là bằng hữu, tri âm, tri kỷ. Huấn Cao thì ban pháp cái đẹp, quản ngục lại là người say mê cái đẹp đến mất ăn, mất ngủ, thậm chí vì cái đẹp mà không cần quan tâm đến mạng sống của mình. Ban đầu họ chưa hiểu nhau, thậm chí Huấn Cao còn xem viên quản ngục cũng như bao lũ “tiểu nhân, thị oai”, cũng tầm thường, thậm chí ném ra những lời khó nghe đối với người coi tù hiền lành khẳng khái này. “Người hỏi ta muốn gì à? Ta chỉ muốn người đừng bước chân vào đây nữa”. Đáp lại với những lời nói thô thiển, những hành động ngang tàn của Huấn Cao, thì quản ngục tỏ ra hiền dịu, khiêm nhường và từ tốn. Ông luôn đối đãi với Huấn Cao hết sức chu đáo, luôn luôn coi trọng Huấn Cao thậm chí có những ánh mắt của bọn lính dưới ở đó. Quản ngục chỉ tiếc, chỉ buồn một điều rằng ông Huân vẫn chưa hiểu mình, vẫn đang nghi ngờ mình và rồi sau này khi bị hành hình thì quản ngục ăn năn suốt đời. Biết được điều đó, thầy thơ lại đã nói hết những điều này cho Huấn Cao biết. Hiểu được một tấm lòng trong Thiên hạ, Huấn cao đã bằng lòng và đồng ý cho chữ. Trong cái đêm cuối cùng ở nhà tù, Huấn Cao cho chữ thầy quản và có khuyên thầy một câu, “thầy nên tìm về chốn nhà quê mà ở, ở tại nơi này không khéo đánh mất đi cả đời lương thiện”. Cảm động trước lời khuyên đó, quản ngục đã khóc “Dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào”.

Chi tiết! Quản ngục khóc, cảm động đó đã đem đến cho người đọc biết bao ý nghĩa, bao cảm xúc trào dâng. Quản ngục khóc vì những lời khuyên của Huấn Cao quá đúng trong cái hoàn cảnh của thầy. Ở một nơi nhem nhuốc, chỉ có cái xấu và cái ác ngư trị như vậy, thì sao có thể chơi chứ sao có thể treo “những tấm lụa bạch, có những nét chữ vuông, tươi tắn nói lên cái hoài bão, tung hoành của cả một đời người được”. Trốn quản ngục đang ở chỉ dành cho những cái xấu ở đời, những cái lừa lọc, cái xô bồ của xã hội bên ngoài. Quản ngục khóc nghẹn ngào, không chỉ vì thế ông khóc nghẹn ngào còn vì thương vì tiếc cho một người anh hùng “văn võ song toàn”, một người ý chí cao hơn người như Huấn Cao đây mà phải bị chém đầu, tử hình. Ông Huấn Cao ban phát cái đẹp, sáng tạo ra cái đẹp và cái tài, luôn đứng để dân nghèo khổ sai mà phải chịu cái cảnh thật đáng thương không ai muốn. Chắc có lẽ khi kết thúc cuộc đời của Huấn Cao, thì cũng là lúc quản ngục về, cởi mũ, bỏ áo làm quan để về quê sống một cuộc sống thanh cao như lời ông Huấn đã giận. Cái đẹp có thể sinh ra ở trên một vùng đất ác, nhưng cái đẹp không thể chung sống với cái xấu và cái ác. Quản ngục khóc cùng vì cho mình và cũng vì cho người. Một chi tiết thật đặc biệt, tuy ngắn và đã bộc lộ rõ được tâm trạng của nhân vật cũng như tư tưởng sáng tạo của Nguyễn Tuân.

Đến với Nam cao! Một nhà văn hiện thực nhân đạo chủ nghĩa, ta lại bắt gặp một cách viết, cách cảm và cách xây dự chi tiết khác hẳn với Nguyễn Tuân. Nam Cao coi trọng nghệ thuật vị nhân sinh, ông luôn hướng ngòi bút của mình tới những số phận những con người dưới đáy xã hội. Ông hãy viết về những vấn đề như: miếng cơm, manh áo, cái đói, cái rét… phạm vi nhỏ nhưng nội dung phản ánh của nó lại vô cùng lớn, thể hiện một triết lý một cách tố cáo xã hội đanh thép, bảo vệ quyền sống, quyền tự do của con người. Trong số các tác phẩm của Nam Cao có lẽ “Chí Phèo”, là một tác phẩm viết hay nhất, xuất sắc nhất về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng. Đó chính là cuộc sống bần cùng, nghèo nàn dẫn đến sự lưu manh, tha hóa của con người nông dân mà tiêu biểu ở đây chính là Chí Phèo. Không những vậy, truyện còn xây dựng được một và các chi tiết có giá trị thể hiện quan điểm, thẩm mỹ như ý nghĩa sâu sắc mà Nam Cao muốn gửi gắm. Điển hình trong số đó chính là chi tiết Chí Phèo thấy, “mắt mình ươn ướt trước sự chăm sóc của Thị Nở”.

Sinh ra là một đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi bên chiếc lò gạch cũ, được anh thả ống nước nhặt về nuôi nấng và chăm sóc. Chí Phèo lớn lên hiền lành, lương thiện như bao người nông dân khác. Chí Phèo, chăm chỉ, hiền lành và có lòng tự trọng. Khi bị bà ba gọi lên bóp chân, anh thấy nhục hơn là thấy thích. Nhưng do mù quáng, ngu si nên là bá Kiến thấy tức và đẩy vào tù. Với sự nhầm lẫn tinh luyện của chính quyền thực dân, Chí Phèo hiền lành ngày nào đã biến đổi trở thành một Thằng lưu manh, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí luôn rạch mặt ăn vạ, luôn luôn chửi bới, la làng, nhân tính của chí đã bị nhuộm đen và giờ đây chí bị dân làng xa lánh, tránh xa như tránh một con vật lạ. Vào một đêm trăng sáng, Chí Phèo đã ngủ với Thị Nở một người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn, bất thành nhận dạng. Sáng hôm sau ở trong túp lều chí đã cảm nhận được mọi thứ diễn ra bên ngoài căn lều ẩm thấp của mình, và cảm thấy buồn. thấy Chí Phèo vẫn còn ốm, Thị Nở đã lon ton chạy về nhà nấu cháo hành đem sang cho Chí. Người đầu tiên nhận được một sự chăm sóc tận tình, Chí Phèo đã khóc thấy “mắt mình hình như ươn ướt”.

Chi tiết Chí Phèo khóc đó đã để lại bao nhiêu cảm xúc và suy nghĩ trong lòng của người đọc. Chí Phèo khóc vì đầu tiên là Chí Phèo cảm động. Từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ, hắn toàn phải đi chăm sóc cho người khác, đi hầu hạ cho kẻ khác chứ Chí Phèo đã được chăm sóc bao giờ đâu. Sự chăm sóc của Thị Nở dành cho Chí Phèo là một tình cảm. Tuy giản dị nhưng đằm thắm, yêu thương đong đầy cảm xúc. Chí Phèo đã cảm nhận được hơi ấm của tình thương, hơi ấm của hạnh phúc, hơi ấm của tình yêu. Cuộc đời của Chí Phèo đang như xuống dốc không còn đường về, thì bỗng có Thị Nở xuất hiện, dìu dắt Chí Phèo, đã đưa Chí Phèo về quãng đời lương thiện. Chí Phèo khóc cũng có lẽ đã tìm ra được con đường trở về với chính mình, với chính phần đời mà mình đã đánh mất. Đó là những giọt nước mắt của ân hận, của cảm động từ sự yêu thương và một phần nào đó dành cho Thị Nở.

Hai nhân vật, hai hình tượng khác nhau, hai dòng nước mắt khác nhau và được xây dựng bởi những chi tiết nghệ thuật khác nhau. Thế nhưng chúng đều có một điểm chung là mang tư tưởng thẩm mĩ và ý nghĩa nghệ thuật hết sức sâu sắc. Một người là anh hùng tạo ra cái đẹp, một người là nông dân bị lưu manh hóa tìm được đường về. Tất cả đều cảm động trước những cái bình dị ở đời. Hai chi tiết nghệ thuật này đóng một vai trò rất quan trọng trong tác phẩm, mặc dù chiếm dung lượng khá ít. Cũng qua hai chi tiết này, chúng ta thấy được cái tài của Nguyễn Tuân và Nam Cao trong sáng tác văn học. Đồng thời đặc biệt đặt ra yêu cầu, trách nhiệm của người cầm bút, độc giả và lịch sử văn học. Đối với người cầm bút khi xây dựng truyện ngắn cần chú trọng đến yếu tố chi tiết nghệ thuật, bởi nó đóng vai trò là “Nhãn tự trong bài thơ tứ tuyệt”, như Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhấn mạnh nhận xét. Thêm vào đó, tác giả cần chú trọng tới yếu tố chi tiết bởi nó làm tăng chỗ đứng, vị trí của nhà văn trong nền văn học. Đối với độc giả mỗi lần đến với văn học, là mỗi lần tiếp xúc với cái mốc, vì vậy người đó cần chú ý đề cao vai trò của chi tiết, có hiểu ý nghĩa mà chi tiết đó đem lại. Đối với lịch sử, văn học luôn trân trọng và đón nhận những chi tiết tự sự, đặc sắc mang đậm tư tưởng nghệ thuật cũng như ý nghĩa sâu xa mà nó đem lại.

Đã có ý kiến cho rằng, chi tiết làm nên “bụi vàng của tác phẩm”. Đúng như vậy, viết truyện ngắn người viết không chỉ quan tâm đến cốt truyện, đến tình huống trong truyện mà còn phải đề cao vai trò của chi tiết trong truyện. Hai chi tiết đặc sắc của quản ngục trong, “Chữ Người Tử Tù” của Nguyễn Tuân và của “Chí Phèo” trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là một minh chứng điển hình cho sự thành công của truyện ngắn. Khi xây dựng các chi tiết nghệ thuật. Chính vì điều đó, nên có lẽ tên tuổi cũng như sáng tác của Nguyễn Tuân và Nam Cao đặc biệt là hai truyện ngắn “Chữ Người Tử Tù” và “Chí Phèo” sẽ tồn tại mãi với thời gian, đến với người đọc cả hôm nay và mai sau.


Thư viện văn mẫu.

Xem thêm:

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo – Nam Cao

Tham khảo các bài văn mẫu nâng cao tại chuyên mục: https://thichvanhoc.com.vn/van-mau/nang-cao/

Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB Thích Văn Học