Chứng minh nhận định qua tác phẩm Chiếc lược ngà

Đề bài

Nhận xét về truyện ngắn Chiếc lược ngà, thầy chu Văn Sơn cho rằng: “Truyện xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá, chính nó đã nối hai cuộc gặp gỡ với ba con người: chiếc lược ngà. Nhưng vang vọng suốt cả câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt những cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị mà thiêng liêng bậc nhất của cõi đời này: Ấy là tiếng Ba”.

Bằng những hiểu biết của em về truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, hãy chứng minh nhận xét trên.

Dàn ý tham khảo

Mở bài

Nêu tác giả, tác phẩm và dẫn dắt vấn đề nghị luận.

Thân bài

Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm

 – Khái quát tác giả Nguyễn Quang Sáng: chất văn mang đậm màu sắc dân tộc, đầy tình cảm. Các sáng tác chủ yếu mang đến vẻ đẹp chân thực về cuộc sống và con người miền Nam.

 – Khái quát tác phẩm: “Chiếc lược ngà” ghi bút năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Đoạn trích cũng đã được đưa vào tập truyện cùng tên và để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc bởi tình phụ tử ấm áp.

Bàn luận, chứng minh

Luận điểm 1: Chiếc lược ngà một kỉ vật đơn sơ mà vô giá

 – Chiếc lược ngà: đồ dùng thân thuộc, giản dị với mỗi người con gái. Ngoài ra còn là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng.

 – Vô giá bởi: làm bằng thứ ngà voi quý hiếm và bằng sự tỉ mỉ, khổ công như người thợ bạc, gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét: Yêu nhớ tặng Thu con của ba.

=> Chiếc lược ngà đã kết tinh trong đó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm sâu xa, đơn sơ mà kì diệu.

Luận điểm 2: Chiếc lược ngà nối hai cuộc gặp gỡ với ba con người:

* Cuộc gặp gỡ thứ nhất: Ông Sáu và bé Thu

 – Nhân vật Thu còn là một cô bé. Người cha được về thăm nhà sau bao nhiêu năm ở chiến khu. 

 – Bé Thu không chịu nhận cha và vô cùng ương bướng

 – Giây phút chia tay cũng là lúc đoàn tụ giữa ông Sáu và bé Thu

 – Trở về chiến trường chú Sáu làm chiếc lược ngà để tặng cho con gái của mình.

 – Ông Sáu hy sinh và không thể trao tận tay chiếc lược ngà cho bé Thu.

=> Cuộc gặp gỡ thể hiện được bé Thu là một nhân vật ban đầu tưởng chừng như ương bướng nhưng sâu bên trong là một tâm hồn đứa trẻ rất yêu thương ba của mình. 

=> Ca ngợi phẩm chất chú Sáu: là một người lính kiên cường, dũng cảm, trung thành với cách mạng, gắn bó với quê hương,…. Đặc biệt là tình phụ tử cao tả. 

* Cuộc gặp gỡ thứ hai: Cô giao liên giải phóng và Bác Ba 

 – Bé Thu bé nhỏ ngày nào đã trở thành cô giao liên giải phóng và gặp trên đường giải phóng -> Lòng căm thù giặc

 – Bác Ba lẫn cô Thu đều không thể ngờ rằng họ gặp gỡ trên đường chiến đấu và lại cũng trong thời khắc ngắn ngủi

 – Những ngày mang chiếc lược, sự cẩn trọng nâng niu đã thực sự khiến bác Ba trở thành một người cha.

=> Chiếc lược ngà một lần nữa minh chứng cho tình yêu thương, sự trân trọng như tình phụ tử giữa Bác Ba và Cô Thu.

=> Như vậy, chiếc lược ngà – vốn là một kỷ vật đơn sơ nhưng đã thể hiện được tình yêu thương của ông Sáu dành cho đứa con gái của mình. Khi ông Sáu mất, bác Ba là người gìn giữ, nâng niu và trao chiếc lược cho cô Thu. Chiếc lược ngà giờ đây như sợi dây vô hình gắn kết tình cảm giữa Bác Ba và cô Thu.

Luận điểm 3: Ba – tiếng gọi bình dị mà thiêng liêng nhất của cõi đời

* Tiếng ba khi bé Thu gọi chú Sáu:

 – Luôn yêu thương và trân trọng tiếng ba. Vì vậy, khi mới gặp ông Sáu bé Thu không chịu gọi ba.

 – Khi nhận ra chú Sáu là người ba mà mình chờ đợi suốt 9 năm thì trong giây phút chia tay, tiếng ba giản dị mà thiêng liêng cất lên cứa xé ruột gan mọi người.

* Tiếng ba khi Bác Ba xưng với bé Thu: Thôi, ba đi nghe con!

=> Tiếng ba nào cũng chân tình và tự nhiên bởi nó buột ra từ trong tâm khảm con người.

Tổng kết nghệ thuật nổi bật

 – Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

 – Ngôn từ giản dị nhưng đắt giá và thiêng liêng

 – Thành công trong xây dựng tình huống truyện và chi tiết.

Mở rộng, nâng cao vấn đề

  • Nhận định đã đánh giá sâu sắc những ý nghĩa, chi tiết đắt giá trong tác phẩm Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng.
  • Hình ảnh chiếc lược ngà và tiếng Ba góp phần thể hiện tính cách nhân vật và giá trị tư tưởng của truyện. Đồng thời khẳng định tài năng, sự sáng tạo của Nguyễn Quang Sáng trong sáng tác văn chương

Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận

| Nội dung: Nuôi

Xem thêm:

Tham khảo các bài văn mẫu tại chuyên mục: Văn Mẫu

Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB Thích Văn Học