Nội dung cố định cảm nhận Nói với con

Những nội dung cố định cần có khi cảm nhận bài thơ “Nói với con” của Y Phương

Khi phân tích bài thơ “Nói với con” hoặc là một số đoạn thơ cụ thể của tác phẩm  này thì các bạn có thể tham khảo những đoạn văn cố định mà Thích Văn học giới thiệu dưới đây nhé.

 

1. Giới thiệu khái quát tác giả Y Phương và tác phẩm Nói với con

(Đoạn văn đặt sau phần mở bài)

Nhà thơ Y Phương là người dân tộc Tày, ông là một trong những gương mặt tiêu biểu thuộc lớp các nhà thơ dân tộc miền núi. Thơ ông là tiếng hát ngợi ca con người và cuộc sống miền núi, là sự thức tỉnh ý thức dân tộc, khẳng định sức sống mạnh mẽ của dân tộc mình”. Thơ Y Phương như một bức tranh thổ cẩm đan dệt nhiều màu sắc khác nhau, phong phú và đa dạng nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo, âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo. Nét độc đáo nằm ở cả nội dung và hình thức. Với Y Phương, thơ của dân tộc Tày nói riêng và thơ Việt Nam nói chung có thêm một giọng điệu mới, một phong cách mới”. Chính những lao động của nhà thơ là một hoạt động tinh thần đầy khổ luyện. Để có những tác phẩm thơ hay nhà văn phải lăn lộn với đời. Nói như Chế Lan Viên:    “Hãy biết ơn vị muối của đời để có thơ có thêm chất mặn””. Nếu không có những năm tháng sống trong hoàn cảnh đất nước ta còn gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn khi đất nước được sống trong hòa bình chính là chất liệu để Y Phương viết lên tác phẩm” Nói với con ” – một thi phẩm sáng tác năm 1980. Mượn lời nói với con, Y Phương đã bộc lộ niềm tự hào về truyền thống cần cù, sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.

 

2. Liên hệ, mở rộng 

Có thể nói, tình cảm gia đình là một trong những đề tài quen thuộc của thơ văn. Đã có rất nhiều tác giả khai thác thành công mảng đề tài này. Ví như nữ sĩ tài hoa Xuân Quỳnh lý giả thật dung dị mà chân thành, sâu sắc: 

“Muốn cho trẻ hiểu biết

Thế là bố sinh ra

Bố bảo cho biết ngoan

Bố dạy cho biết nghĩ”

 

                                        (Chuyện cổ tích về loài người)

 

3. Nhận xét, đánh giá

Y Phương đã thành công khắc sâu trong tâm khảm bạn đọc về những bài học quý giá mà ông đã nhắn nhủ tới con đồng thời cũng là gửi gắm tới bạn đọc về tình yêu quê hương, Tổ quốc và phẩm chất đáng quý của dân tộc. Đặc biệt là triết lí sống ân nghĩa thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn, tự hào về những vẻ đẹp của con người ở quê hương. Lẽ vậy mà những vần thơ dịu dàng chứa đựng bao triết lí sâu sắc của Y Phương vẫn dư âm mãi trong trái tim bạn đọc, những dư âm đấy là chính là những lời thủ thỉ tâm tình của người cha miền núi, là lời tâm sự của nhà thơ với độc giả, đặc biệt là lớp thanh niên Việt Nam trong thời kì xây dựng đất nước lúc bấy giờ là sự động viên, là một lời nhắc nhở về nơi “chôn nhau cắt rốn” của mỗi người, nơi chất chứa những tâm hồn Việt, phẩm chất Việt và con người Việt Nam. Đây cũng là một sáng tác thể hiện đậm nét phong cách sáng tác của nhà thơ Y Phương.

Xem thêm:

  • Lớp văn cô Ngọc Anh trực tiếp giảng dạy tại Hà Nội: Tìm hiểu thêm
  • Tham khảo bộ tài liệu ôn thi vào lớp 10: Tài liệu
  • Tham khảo các bài văn mẫu tại chuyên mục: Văn Mẫu
  • Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB: Thích Văn Học