Phong cách sáng tác của các tác giả thơ trong chương trình lớp 9 kì 2

Một người nghệ sĩ chân chính phải có tiếng nói riêng, không trộn lẫn. Đó chính là phong cách, là hồn, là dấu hiệu nhận biết của các nhà văn, nhà thơ.

Vì vậy, khi phân tích/cảm nhận một tác phẩm hay là một khía cạnh nào đó trong tác phẩm, phong cách sáng tác luôn cần được chú ý để khai thác. Cụ thể, ở phần khái quát tác giả, tác phẩm các bạn cũng cần khái quát về phong cách sáng tác của tác giả hay là khi bàn luận, lí giải vấn đề thì đây là một phương diện để lập luận.

Các bạn tham khảo phong cách sáng tác của các tác giả thơ kì 2 dưới đây được trích từ cuốn sách “Bình giảng chuyên sâu Ngữ văn 9” của cô Ngọc Anh nha! 

 

1. Thanh Hải

Thưởng thức thơ ca Thanh Hải, người đọc sẽ được du hí đến những miền thiên nhiên đẹp đẽ của đất nước với một giọng ca trong trẻo, nhẹ nhàng và đằm thắm nhưng cũng không kém phần yêu cuộc sống tha thiết như chính con người xứ Huế mộng mơ này. Tuy bình dị, nhẹ nhàng thế nhưng thơ ca Thanh Hải lại chứa đựng những triết lí sâu xa về cuộc đời; thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước, cuộc sống và con người sâu nặng của nhà thơ.

 

2. Viễn Phương

Thơ Viễn Phương giàu cảm xúc, tinh tế, nhẹ nhàng; viết về cái đau thương nhưng không hề bi luỵ, ngược lại đem cho người đọc cảm giác bâng khuâng và nền nã. Nếu như Thanh Hải đưa Huế vào từng lời thơ của mình, thì trong từng câu thơ của Viễn Phương lại mang đậm chất quê nhà Nam Bộ. Lời thơ dung dị, cùng cảm xúc sâu lắng đã đưa sợi dây yêu thương vô hình giữa bạn đọc và tác giả.

 

3.Hữu Thỉnh

Thơ Hữu Thỉnh thiết tha, sâu lắng, giàu triết lí, suy tưởng. Tác giả Lê Thành Nghị từng nhận xét: “Thơ Hữu Thỉnh vốn thâm trầm, càng về sau càng thâm trầm triết lí”. Đồng thời, thơ ông cũng không dứt khỏi hồn quê Việt Nam dẫn dã, mộc mạc, tinh tế và giàu xúc cảm. Trong những năm tháng chiến tranh, ngòi bút của Hữu Thỉnh tập trung hướng về đề tài người lính và hiện thực sôi động của cuộc chiến đấu. Sau năm 1975, tác giả viết nhiều, viết hay về con người và cuộc sống ở nông thôn, đặc biệt là về mùa thu.

 

4. Y Phương

Đọc thơ Y Phương ta tưởng chừng như đang đọc những lời thủ thỉ tâm tình, lời tâm sự ngọt ngào, nhắn nhủ thế hệ sau, cũng như sự tự khắc ghi vào trong cõi lòng mình. […] Thơ của ông lúc nào cũng toát lên hương vị của tình yêu và lòng nhân ái. Thế nhưng thắm thiết và mạnh mẽ hơn cả trong Y Phương là tình yêu quê hương, làng bản, đặc biệt là bản sắc văn hoá dân tộc. 

Xem thêm:

Tham khảo các bài văn mẫu tại chuyên mục: Văn Mẫu

Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB Thích Văn Học