Mở bài bằng LÍ LUẬN VĂN HỌC

Mở bài bằng lí luận văn học

1. Cái đẹp trong văn chương

Có một sự thật hiển nhiên rằng : ta say đắm trước áng mây hồng của sớm mai bình minh hơn là áng mây buồn khi chiều tàn khuất lối hơn những cánh hồng đã úa tàn khi không còn sinh khí. Thật vậy, có thể nói cuộc đời là hành trình mà con người đi tìm cái đẹp và luôn vì cái đẹp mà tồn tại đến tận bây giờ. Dĩ nhiên, văn chương cũng không ngoại lệ, cái đẹp trong văn chương vô cùng phong phú và dồi dào vì hiện thực và sáng tạo là bất tận, vì vậy khi bàn về cái đẹp trong văn chương.

2. Cuộc sống trong văn chương

Không có những con ong mật cần mẫn và chăm chỉ thì chẳng bao giờ có những giọt mật thơm và không có những bông hoa rực rỡ sắc màu thì ong cũng chẳng thể làm ra mật . Không có nhà văn thì không có tác phẩm, tất nhiên cũng không thể có đời sống văn học . Hơn thế nữa , lại còn phải có hiện thực phong phú, dồi dào tạo nguồn sáng tạo cho nhà văn thì mới là thơ ca đích thực. Chính vì từ muối nặng, phù sa, hương sắc cuộc đời mà nhà văn là phải sống hết mình với hiện tượng phong phú ấy may ra thì mới có những tác phẩm văn học chân xác để sống mãi với đời. Vì vậy, khi bàn về cuộc sống trong thơ ca.

3. Giá trị của văn chương

“Cuộc sống là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” (Tố Hữu). Hơn bất cứ loại hình nghệ thuật nào, văn học là đứa con được nuôi dưỡng từ dòng sữa ngọt lành của bà mẹ cuộc sống. Hương vị trong mát và ngọt lành của tâm hồn con người là nghệ thuật . Văn học chính là một trong những hình thái nghệ thuật sinh trưởng từ tâm hồn của con người. Chắt lọc từ cuộc sống biết bao sự kiện, bao tâm trạng, bao thay đổi để có một cái gì của riêng tâm hồn mình các nhà thơ, nhà văn đã gửi gắm những nỗi niềm rất riêng từ những cái rất chung vào các tác phẩm văn học và cũng chính từ tâm hồn con người bước ra văn học để trở lại xây đắp cho tâm hồn con người biết bao tình cảm suy nghĩ mơ ước. Chính vì điều đó mà khi bàn về giá trị của văn chương.

4. Người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo

Như con ong hút ngàn vạn nhụy hoa mới tạo thành được một giọt mật. Con trai chịu bao đau đớn ,xót lòng vì “bụi rậm biển khơi” để tạo nên viên ngọc ánh ngời. Sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sỹ cũng là một công việc cực nhọc và vô cùng gian khổ. Một người nghệ nhân điêu khắc không thể cứ nhìn nguyên mẫu rồi mô phỏng lại trên chất liệu mình đã chọn hay họa sĩ cũng không chỉ quan sát đời sống đi rồi tái hiện lại bằng những đường nét màu sắc vô cảm, vô hồn và đặc biệt nhà văn càng không thể chỉ dùng những vốn ngôn ngữ của mình như một trò chơi “du hí” ghi lại những cảnh “mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông,…” mà họ phải là “người thư ký trung thành của thời đại”. Chính vì vậy.


Bài viết của Thái Nguyễn Anh Duy – thành viên team Thích Văn học.

Xem thêm:

Tham khảo các tài liệu về Lí luận văn học tại chuyên mục: https://thichvanhoc.com.vn/tai-lieu/ly-luan-van-hoc/

Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB Thích Văn Học