Lời tâm sự của Lê Minh Khuê về “Những ngôi sao xa xôi”

Lời tâm sự của Lê Minh Khuê về “Những ngôi sao xa xôi”

Bên cạnh việc vận dụng lí luận văn học thì các bạn có thể mở rộng, liên hệ bài viết của mình với những nhận định về tác giả, tác phẩm. Cụ thể với bài viết dưới đây, Thích Văn học giới thiệu đến các bạn cách mở rộng, liên hệ với “lời tâm sự của tác giả về tác phẩm”. 

Các bạn tham khảo nhé!

 

1. Vận dụng khi phân tích hoàn cảnh chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong

Nhà văn Lê Minh Khuê tâm sự về truyện ngắn của mình rằng: “Tôi đã chứng kiến cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong trong thời chống Mỹ”. Có lẽ với tâm thế của một người chứng kiến toàn bộ những khó khăn, khắc nghiệt nơi chiến trường nên trang văn của bà thấm đượm chất hiện thực về hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba nữ xung phong Thao, Nho và Phương Định.

 

2. Vận dụng khi phân tích tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của các nhân vật

Những cô gái làm công việc trinh sát mặt đường đều có xuất thân từ Hà Nội, dẫu rằng họ mang những nét cá tính riêng biệt nhưng lại có sự gặp gỡ về tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Vì vậy mà khi có người hỏi tác giả: “Tại sao chứng kiến cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong mà nhà văn lại cảm thấy nhớ Hà Nội?”. Tác giả trả lời rằng: “Tôi cũng giống như bao nhiêu cô gái khác đã trở thành một thanh niên xung phong để góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào cuộc chiến tranh giữ nước thần kỳ của dân tộc”. Có lẽ vì là một người có những điểm gặp gỡ với các nhân vật nên trong các nhân vật nói chung và Phương Định nói riêng đều hiện lên rất thật, rất Hà Nội với một tinh thần sẵn sàng góp sức mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

 

3. Vận dụng khi phân tích ba nữ thanh niên xung phong

Ba nữ thanh niên xung phong Thao, Nho, Phương Định đều được tác giả khắc họa với những nét cá tính riêng biệt nhưng cũng có điểm chung của những người con gái Hà Nội. Trước hết là Chị Thao – một người Chị ít nhiều từng trải hơn, không dễ dàng hồn nhiên, mơ mộng nhưng cũng không thiếu những khát khao và rung động của tuổi trẻ. Còn Nho là người nhỏ tuổi nhất, tính cô lại càng trẻ con. Nho thích mút kẹo. Hàng ngày cô được cưng chiều và luôn nhận phần việc nhẹ hơn. Phương Định cũng mang đến vẻ đẹp hồn nhiên, mơ mộng, yêu thương đồng đội, giàu lòng tự trọng và thích ngắm mình trong gương. Họ có riêng biệt nhưng cũng có gặp gỡ. Đúng như Lê Minh Khuê đã từng tâm sự: “Nho thích thêu thùa, Chị Thao hay hát và chép bài hát, Phương Định thích ngắm mình trong hương. Họ thích thú, ngạc nhiên, đùa giỡn như những đứa trẻ khi lần đầu chứng kiến mưa đá trong rừng”. Quả thật, từ những mảnh ghép khác biệt, họ đã tạo nên một tinh thần của nữ xung phong trinh sát mặt đường vừa trách nhiệm nhưng cũng không kém phần vui tươi, hồn nhiên. 

 

4. Vận dụng khi phân tích nhân vật Phương Định

Với nhân vật Phương Định, tác giả đã tinh tế để nhân vật nói về ngoại hình của mình và khắc hoạ nhân vật với những nét tính cách hồn, nhiên tươi trẻ. Khi bàn về nhân vật này, Lê Minh Khuê cũng đã từng tâm sự: “Phương Định là một phần của tôi thời son trẻ, hồi đó còn ít tuổi, mới 19, 20, người ta yêu bản thân, có cá tính và đâu đó, dáng vóc, cách hành xử của Phương Định là tôi của thường ngày. Tuy không thể giống hoàn toàn nhưng có chút nào đó”. 

Xem thêm:

  • Tham khảo bộ tài liệu ôn thi vào lớp 10: Tài liệu
  • Tham khảo các bài văn mẫu tại chuyên mục: Văn Mẫu
  • Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB: Thích Văn Học