Cách áp dụng các nhận định khi phân tích bài thơ Sang thu

Sang thu là một bài thơ có dung lượng tương đối ngắn, mang tính hàm súc và triết lí cao. Khi phân tích, các bạn nhớ phân tích kĩ các từ ngữ, hình ảnh và lồng ghép các nhận định để mở rộng, nâng cao vấn đề.

Dưới đây là một số cách áp dụng các nhận định vào từng phần cụ thể khi phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Các bạn tham khảo nhé! 

 

Áp dụng nhận định vào phần mở bài

“Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời’” (Sóng Hồng). Viên kim cương ấy sẽ lấp lánh một màu sắc riêng biệt của cuộc đời, như cách mà Hữu Thỉnh đã chạm khắc tiếng thơ của mình vào thế giới thi ca bốn mùa nhiều dư vị. Năm 1997, người thi sĩ ấy khi đứng trước điểm cuối cùng của tuổi trẻ đã không ngần ngại thổ lộ hết những tâm tư của lòng mình bằng những tiếng thơ khắc khoải. Và “Sang thu” chính là như thế, với giọng thơ sâu lắng và đầy chất trữ tình, thi phẩm dường như đã vỗ vào xúc cảm của xúc cảm của độc giả thật nhẹ nhàng. Có chăng, đó chính là những tâm sự, hoài niệm của Hữu Thỉnh khi đứng giữa khúc ca giao mùa đầy rung động của đất trời… 

(Nguồn: Hồ Minh Ngọc)

 

Áp dụng nhận định khi phân tích khổ thơ 1

Nhật Chiêu từng tâm sự: “Thơ ca, trong bản chất của nó là mây, là một thể vô định và huyền ảo. Và thơ ca, cũng còn là bão tố.” Và có lẽ, lúc đó cái đám mây “vô định và huyền ảo” kia bỗng dưng ùa về lấp kín hồn thơ của Hữu Thỉnh, cũng đầy bất ngờ và hư ảo như cái hương thơm quen thuộc từ đâu xộc thẳng vào hồn ông, để rồi thi nhân phải giật mình thảng thốt:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.”

(Nguồn: Hồ Minh Ngọc)

 

Áp dụng nhận định khi phân tích khổ thơ 1

Hương ổi không nồng nàn nhưng Hữu Thỉnh vẫn tinh tế nhận ra. Ổi chín mới tỏa hương, “phả” vào trong gió se. Đúng là “Phải phí tổn nghìn cân quặng chữ/Mới thu về một chữ mà thôi”, Hữu Thỉnh đã thật tinh khi khéo léo đặt từ “phả” vào câu thơ thứ hai để gợi hương thơm như sánh lại, dịu ngọt, đậm đà.

(Trích sách: Bình giảng chuyên sâu Ngữ văn 9 – Cô Nguyễn Ngọc Anh)

 

Áp dụng nhận định khi phân tích khổ thơ 2

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Trong hai câu thơ này, có phải chăng Hữu Thỉnh không đời thuần chỉ miêu tả thiên nhiên. Câu hỏi nhà phê bình Chu Văn Sơn kiến ta thêm nhiều suy nghĩ: “Dềnh dàng đâu chỉ nói về nét riêng của dòng chảy đã chậm hơn khi con sông vào thu. Dường như nó còn ngầm tỏ thái độ về cái điệu sống của những đối tượng nào đó hồi mùa hạ hăng hái xông pha là thế, giờ vào thu đã tự cho phép mình được dềnh dàng, được xả hơi chăng? Chả phải vô cớ mà thi sĩ đem chữ “được lúc” gắn với cái thói “dềnh dàng” ấy của sông. Cũng như thế, “Chim bắt đầu vội vã” có phải chỉ đơn thuần nói về các loài chim lúc sang thu đang gấp gáp bay đi tránh rét không thôi? Xem ra, nó còn muốn nói tới đối tượng sống tùy thời, xu hướng nào đó nữa ấy chứ?”

(Trích sách: Bình giảng chuyên sâu Ngữ văn 9 – Cô Nguyễn Ngọc Anh)

 

Áp dụng nhận định khi phân tích khổ thơ 3

Tác giả Lê Thành Nghị từng nhận định rằng: “Thơ Hữu Thỉnh vốn thâm trầm, càng về sau càng thâm trầm triết lí”. Khổ thơ cuối có lẽ chính là khổ thơ làm rõ nhất chất triết lí trong thơ Hữu Thỉnh. Khổ thơ không chỉ đơn thuần miêu tả những biến chuyển âm thầm của tạo vật lúc sang thu mà còn chiêm nghiệm, suy tư của tác giả về đời người thời điểm chớm thu,

(Trích sách: Bình giảng chuyên sâu Ngữ văn 9 – Cô Nguyễn Ngọc Anh)

 

Áp dụng nhận định vào phần kết bài

Nhà thơ Hữu Thỉnh đã từng nói rằng:Bài thơ không chỉ báo cho người đọc biết thu đã trở trong cảnh sắc thiên nhiên mà còn ngay trong cuộc sống của con người, trong tâm hồn tôi và chắc với rất nhiều người yêu thu”. Quả thật, thi phẩm Sang thu đã mang đến một bức tranh thiên nhiên giản dị, gần gũi được cảm nhận qua một tâm hồn tinh tế và đầy triết lí. Gấp trang thơ lại, ta vẫn mãi trăn trở về những xúc cảm và quan niệm mà Hữu Thỉnh gửi gắm cho bạn đọc.

Xem thêm:

Tham khảo các bài văn mẫu tại chuyên mục: Văn Mẫu

Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB Thích Văn Học