nlxh chiếc lá cuối cùng

NLXH: Chiếc lá cuối cùng (ý tưởng 3)

Ý tưởng 3: Chiếc lá vẽ và chiếc lá thực

Mở bài:

+ Trong cuộc sống hiện nay, thực và ảo luôn đan xen, lẫn vào nhau. Nhiều người cho rằng, cần phải sống thực tế hơn, bớt ảo tưởng đi.

+ Nhưng phải chăng, ảo tưởng luôn là điều tích cực, hay là nó có thể níu giữ lấy niềm tin, hy vọng và sự lạc quan cho con người, thậm chí là cả mạng sống? Mối quan hệ giữa thực và ảo là như thế nào?

+ Đoạn trích trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của SGK Ngữ văn lớp 8 đã khiến chúng ta có một cuộc tranh luận khá thú vụ: Chiếc lá vẽ và chiếc lá thực.

Thân bài:

1. Giải thích hình ảnh

+ Chiếc lá vẽ: một tuyệt tác của cụ Bơ – men, cụ đã vẽ nó trong đêm giông bão để có thể giành giật lại sự sống cho Giôn – xi. Có thể nói, đó không chỉ là một bức tranh đẹp, mà còn là tấm lòng đẹp , câu chuyện đẹp và cụ đã để lại cho cuộc đời.

+ Chiếc lá thực: một hình ảnh đời thường, một bộ phận của cây.

2. Mối quan hệ giữa hai hình ảnh này như thế nào?

+ Nhìn chung, giữa hai hình ảnh ấy có mối quan hệ khăng khít với nhau.

+ Một chiếc lá nghệ thuật được vẽ nên bởi tấm lòng yêu thương, nhân ái bao la của cụ Bơ – men thật đáng để chúng ta ngợi ca, ngưỡng mộ. Chính Giôn – xi là họa sĩ nhưng cũng không thể nhận ra đó là một chiếc là được vẽ lên. Tại sao lại như vậy?
Trong đêm mưa tuyết, cụ đã phải chiến đấu với thiên nhiên để tạo nên một tuyệt tác và cũng là để cứu sống một mạng người. Có thể nói, cụ Bơ – men đã đạt được ước mơ của cuộc đời mình, bở đó thực sự là một kiệt tác nghệ thuật. Bức tranh CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG này được sáng tác với một lòng yêu thương con người tha thiết, và bằng cả mơ ước của một đời vẽ tranh mà cụ Bơ – men luôn ước mong. Vì căn bệnh lúc này, Giôn – xi đã tự huyễn hoặc mình trong suy nghĩ, để phó thác số mệnh mình cho những lá thường xuân mỏng manh ngoài kia – những chiếc lá thực, yếu ớt mà chỉ sau trận mưa bão đêm nay thôi, chúng sẽ rơi rụng tất cả.
Duy chỉ có một chiếc lá của mộng tưởng – chiếc lá vẽ đang tổn tại trong suy nghĩ của cô. Nhưng Giôn – xi lại được cứu sống, vui vẻ và lạc quan trở lại nhờ những mộng tưởng đó.

+ Chiếc lá được vẽ lên bằng mộng tưởng đôi khi khiến chúng ta lầm đường lạc lối.

Ví dụ:
Một học sinh chỉ biết vùi đầu vào sách vở, (do ba mẹ qua bao bọc) chưa từng được tiếp cận với thực tế cuộc sống, chưa từng hòa nhịp với cuộc sống xung quanh đã mang sợ hãi, ảo giác về một thế giới chỉ toàn những cái xấu xa, dối trá. Từ đó, học sinh này sẽ mãi rời ra cuộc sống thực tại, luôn mang trong mình những nỗi lo sợ và mất niềm tin vào cuộc sống thực thế.

Một người chỉ biết đến thế giới của những trò chơi điện tử mà xa rời cuộc sông thực tại cũng là điều đáng quán tâm. Trong thế giới ấy có những anh hùng cái thế, có những đại hiệp với chiến công oanh liệt, có những đồng tiền ảo mà người ta có thể kiếm được dựa vào những chiếc công, những sự cướp bóc, …

Lâu dần, những sự ảo tưởng này sẽ dẫn đến sự ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Người ta có thể mắc chứng tự kỉ hay những chứng bệnh về thần kinh.

Đã có rất nhiều trường hợp, vì quá ham mê thế giới ảo nên giới trẻ đã kết giao với người xấu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền bạc, học tập, thậm chí mất đi mạng sống. Như vậy thì quá đáng sợ!

+ Trong xã hội thực tế hiện nay, cái ảo đó và thực tế cần phải được vạch ra ranh giới một cách rõ ràng hơn. Chính vì chúng luôn tồn tại song song trong đời sống nên chúng ta cần biết dung hòa để làm sao có được sự cân bằng. Từ đó, ta sẽ nhận ra giá trị, ý nghĩa của cuộc sống còn nhiều điều tốt đẹp này.

Kết bài:

+ Chiếc lá vẽ và chiếc là thực vốn là hai mặt của cuộc sống.

+ Điều quan trọng là chúng ta cần nhận thức thực tế về cuộc sống và tránh xa những sự ảo tưởng huyễn hoặc của bản thân để tìm thấy giá trị đích thực cho cuộc sống này.


Xem thêm:

Tham khảo các bài viết về Nghị Luận Văn Học tại: https://thichvanhoc.com.vn/ky-thi-thptqg/nlvh/

Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB Thích Văn Học