Những dẫn chứng liên hệ mở rộng cho bài mùa xuân nho nhỏ

Những dẫn chứng liên hệ mở rộng cho bài mùa xuân nho nhỏ

“Thanh Hải chưa phải là một nhà thơ lớn. Nhưng một khi tiếng nói của cách mạng vút lên được thành thơ thì dẫu chưa phải một nhà thơ lớn vẫn rất quý.”

(Nhà phê bình văn học Hoài Thanh)

“Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.”

(Xuân Diệu)

“Chúng ta có thể coi bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là món quà cuối cùng mà Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc về cõi vĩnh hằng. Trước lúc vĩnh biệt ra đi ông cũng để lại cho đời những vần thơ thật nhân hậu, thiết tha và thanh thản, không hề gợn một nét u buồn nào của một cuộc đời sắp tắt.”

(Lê Tiến Dũng – Phạm Thu Thủy, “Thanh Hải, nhà thơ cách mạng miền Nam”)

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)

“Mùa xuân là cả một mùa xanh

Giời ở trên cao, lá ở cànhLúa ở đồng tôi và lúa ở

Đồng nàng và lúa ở đồng anh”

(“Mùa xuân xanh” – Nguyễn Bính)

“Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắmVẫn còn đây nước chẳng đổi dòngHoa lục bình tím cả bờ sông”

(“Trở về quê nội” – Lê Anh Xuân)

“Con chim chiền chiện“

Bay vút vút cao

Lòng đầy yêu mến

Khúc hát tự hào

***

Cánh đập trời xanh

Cao hoài, cao vợi

Tiếng hót long lanh

Như cành sương chói”

(“Con chim chiền chiện” – Huy Cận)

“Ôi tiếng hót vui say con chim chiền chiện

Trên đồng lúa chiêm xuân chao mình bay liệng

Xuân ơi xuân vui tới mênh mông

Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh”

(“Bài ca xuân 1961” – Tố Hữu)

“Nước Việt Nam từ máu lửa 

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”

(“Đất nước” – Nguyễn Đình Thi)

“Sáng chống bão giông

Chiều ngăn nắng lửa”

(“Đất nước” – Tạ Hữu Yên)

“Thêm một chiếc lá rụng

Thế là thành mùa thu

Thêm một tiếng gật gù

Thành ban mai thanh khiết…”

(“Thêm một” – Trần Hòa Bình)

“Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(“Một khúc ca xuân” – Tố Hữu)

“Anh nằm mà ao ước

Trở lại với cuộc đời

Dù đi lại được thôi

Cũng vui em ngày tháng”

“Không đề” – bài thơ được Thanh Hải viết trên giường bệnh trước khi vĩnh biệt cuộc đời

“Thể thơ năm chữ được Thanh Hải sử dụng rất nhiều và khá thành công trong nhiều sáng tác. Hầu hết những bài thơ hay gây xúc động lòng người của Thanh Hải đều được sáng tác theo thể thơ này. Thể thơ năm chữ, như nhận xét của Bùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức: “câu thơ gồm năm âm tiết với nhịp thơ ngắn gọn, có khả năng tiến thoái rất linh hoạt”.

(Lê Tiến Dũng – Phạm Thu Thủy, “Thanh Hải, nhà thơ cách mạng miền Nam”)

Xem thêm:

Tham khảo thêm các bài viết về tác phẩm Từ ấy tại: https://thichvanhoc.com.vn/tag/tu-ay/

Tham khảo các bài văn mẫu nâng cao tại chuyên mục: https://thichvanhoc.com.vn/van-mau/nang-cao/

Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB Thích Văn Học