diễn đạt ấn tượng cho bài nlvh

Diễn đạt ấn tượng cho bài viết nghị luận văn học

 

1. Vận dụng lí luận văn học

Ví dụ về thơ: Thơ ca là tiếng nói trực tiếp của những tâm trạng cảm xúc, là người thư kí trung thành của trái tim. Đến với thơ ca, bạn đọc đến với những rung động tâm hồn người nghệ sĩ. Và quả thật, với những vần thơ được cất lên từ trái tim của thi sĩ [tên tác giả], bạn đọc như say trong [nội dung thơ phân tích].

Ví dụ về truyện: Khác với tiểu thuyết thì truyện ngắn chính là cách cưa lấy một khúc của đời sống. Ở đây, bằng ngòi bút mang phong cách bình dị mà tinh tế, sâu sắc, Kim Lân đã dành cả đời “cưa lấy một khúc” ấn tượng của đời sống người nông dân nghèo khổ, của văn hoá thôn quê để mang đến cho bạn đọc bao thế hệ những tác phẩm đầy tính nhân văn. 

 

2. Vận dụng nhận định văn học

Tôi cũng rất tâm đắc câu nói của Raxun Gamzatop: “Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình – nghĩa là trở thành nhà thơ.” Xét đến bài thơ “Tên tác phẩm”, bên cạnh “ý thức độc đáo”, các yếu tố nghệ thuật cũng mang đến những giá trị riêng biệt. [Tổng kết nghệ thuật của tác phẩm].

 

3. Vận dụng lối văn so sánh

Nếu như trong tác phẩm [tên tác phẩm và vấn đề so sánh] thì đến với tác phẩm, bạn đọc lại đến với [vấn đề ở tác phẩm đang phân tích].

Ví dụ: Trong sự nghiệp sáng tác văn chương nói chung, mỗi người nghệ sĩ đều có những chất riêng làm nên phong cách của mình. Nếu như Nam Cao hay Ngô Tất Tố mang đến những nét chữ lạnh lùng, dữ dội thì Nguyễn Thành Long lại được biết đến với thứ văn nhẹ nhàng, đầy chất thơ. 

Xem thêm:

  • Lớp văn cô Ngọc Anh trực tiếp giảng dạy tại Hà Nội: Tìm hiểu thêm
  • Tham khảo bộ tài liệu ôn thi vào lớp 10: Tài liệu
  • Tham khảo các bài văn mẫu tại chuyên mục: Văn Mẫu
  • Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB: Thích Văn Học