Tổng hợp các đoạn Nghị luận văn học 200 chữ đạt điểm cao

Tổng hợp các đoạn Nghị luận văn học 200 chữ đạt điểm cao

Đoạn Nghị luận văn học 200 chữ là một dạng bài quen thuộc trong chương trình học của các bạn học sinh. Dạng bài này đòi hỏi người viết không chỉ nắm vững kiến thức về tác phẩm, tác giả mà còn cần có khả năng phân tích, đánh giá một cách tinh tế. Để hoàn thiện một đoạn văn hay, người viết cần triển khai luận điểm một cách chặt chẽ, thể hiện cảm xúc, cách nhìn, cách cảm của bản thân về vấn đề. 

Ở bài viết này, các bạn hãy cùng Thích Văn học tham khảo một số đoạn Nghị luận văn học 200 chữ tiêu biểu bạn nhé!

Đề Nghị luận văn học 1: Sự hồn nhiên, chân thành của trẻ thơ

Nhân vật Tùng trong tác phẩm “Chú Căng-gu-ru hạnh phúc” của nhà văn Võ Thu Hương đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Là một cậu bé hồn nhiên, Tùng mang trong mình nét trẻ con, trong sáng nhưng lại khao khát được làm tâm điểm của sự chú ý, mong muốn được đặc biệt hơn những người bạn đồng trang lứa. “Nó đã bốc lên nói với bạn bè mình rằng vì bố mẹ mong muốn nó mạnh mẽ như một cây tùng” vì trong suy nghĩ của một đứa trẻ, nếu chỉ nói rằng tên mình giống một loài cây thì thực không có gì đặc sắc. Ấy nhưng Tùng lại quên hỏi bố mẹ về biệt danh “Căng” của nó, thành ra khi Lý Hớn hỏi và trêu tên nó thì “Thằng Tùng mặt đỏ bừng bừng”. Tùng là một cậu bé dễ xấu hổ, không thích bị quê. Nó bị thằng Lý Hớn trêu đến mức khi về nói chuyện với bố cũng không bớt nguôi giận, thậm chí còn có suy nghĩ muốn chối bỏ cái tên “quái quỷ vô nghĩa” ấy. Tuy nhiên, cũng giống những đứa trẻ khác, sau khi nghe được ý nghĩa tên mình, Tùng “cười rất tươi” và nó kể cho bạn nó nghe về ý nghĩa ấy. Những đứa trẻ có niềm vui giản đơn vô cùng, còn nỗi buồn tủi thì lại qua nhanh. Tùng còn có một phẩm chất tốt đẹp là yêu thương và trân trọng gia đình. Khi nghe bố kể lại hồi xưa, Tùng nhớ ra nó từng thân với bà biết bao nhiêu mà giờ do bận quá lại quên mất. Sau khi nhớ lại, nó đã gói ghém đồ “xin phép bố mẹ qua ngủ với bà ngoại” để bù đắp cho khoảng thời gian bận rộn lúc trước. Có thể thấy, gia đình vẫn luôn là điều cậu bé đặt lên đầu. Nhân vật Tùng được xây dựng qua hành động, suy nghĩ, lời nói và cả mối quan hệ giữa Tùng và bạn bè, gia đình. Qua những khía cạnh trên, ta hiểu thêm về nhân vật một cách sâu sắc hơn. Ngôi kể thể thứ ba giúp câu chuyện được diễn tả toàn cảnh, trọn vẹn mọi hành động, lời nói của nhân vật. Lời đối thoại giữa Tùng và bố còn thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa cả hai. Ngôn ngữ trong truyện bình dị, thân thuộc. Như vậy, nhân vật Tùng đại diện cho nhật bộ phận trẻ em hiện nay với những nét tính cách hồn nhiên. Điều này giúp cho truyện vẫn còn có ý nghĩa ở thời điểm hiện tại nhờ tính dễ tiếp cận và sự gần gũi của nhân vật Tùng trong truyện.

Minh Hằng – Học sinh lớp Văn 9 cô Ngọc Anh

Đề Nghị luận văn học 2: Mẹ – người phụ nữ vĩ đại trong cuộc đời con (mẫu 1)

Khổ thơ đầu trong bài thơ “Bàn tay mẹ” của tác giả Sen Nguyễn đã để lại cho em ấn tượng về hình ảnh một người mẹ tần tảo làm lụng quanh năm suốt tháng. Trong hai dòng thơ đầu, tác giả đã khắc họa nỗi vất vả của người mẹ. Với biện pháp tu từ hoán dụ, “bàn tay mẹ” được dùng để chỉ mẹ. Bàn tay ấy đã vất vả làm lụng suối cả ngày lẫn đêm để chăm lo cho gia đình, con cái. Ở độ tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất của đời người thì mẹ đã gánh trên vai những lo lắng cho gia đình, những vất vả giữa cuộc sống bộn bề. Trong hai câu thơ sau, tác giả lại tô đậm đức hi sinh của mẹ suốt bao nhiêu năm tháng, Mẹ đã làm việc không ngừng nghỉ vì muốn gia đình, con cái có cuộc sống tốt đẹp hơn. Mẹ đã dành cả cuộc đời mình cho gia đình, dành tất cả ước mơ và hy vọng cho những đứa con. Mẹ luôn miệt mài làm việc quanh năm suốt tháng mà không đòi hỏi bất kì một sự trả công nào. Đối với mẹ, một gia đình ấm no, hạnh phúc đó là phần thưởng quá xứng đáng. Trong khổ thơ, tác giả sử dụng nhiều từ láy “vất vả”, “nhọc nhằn”, “miệt mài”,… cho thấy sự với vả, chăm chỉ, tần tảo của mẹ. Thể thơ song thất lục bát giúp tác giả gửi vào những cảm xúc sâu lắng, thành thật với giọng thơ trầm tha thiết. Khổ thơ đã cho thấy tình yêu, sự trân trọng cũng như xót xa cho me và cuộc đời với vả của mẹ

Thùy Chi – Học sinh lớp Văn 9 cô Ngọc Anh

Đề Nghị luận văn học 3: Mẹ – người phụ nữ vĩ đại trong cuộc đời con và (mẫu 2)

Khổ thơ đầu tiên trong bài thơ “Bàn tay mẹ “của tác giả Sen Nguyễn đã để lại ấn tượng sâu sắc. Khổ thơ nói về hình ảnh mẹ với những sự hy sinh, sự vất vả trong cuộc sống. Ngay từ dòng thơ đầu tiên, bàn tay của mẹ đã được gắn với cụm “ngày đêm vất vả”, không chỉ buổi sáng đến cả tối khuya mẹ chẳng thể nào nghỉ ngơi. Mẹ phải gánh trên vai biết bao nhọc nhằn, gian khổ, thậm chí là “gánh cả tuổi xuân”. Tuổi xuân là những năm tháng đẹp đẽ nhất của con người nhưng mẹ thì phải tạm cất đi. Mẹ chịu đựng, gồng gánh không chỉ khó khăn mà cả ước mơ, hoài bão dang dở của tuổi trẻ. Thế nên nhà thơ mới nói rằng mẹ “hy sinh cuộc sống”, vì giờ cả đời mẹ chỉ có bổn phận chăm lo cho con, mẹ mất ăn mất ngủ, mẹ phải chịu đựng nhiều điều như thể không biết mệt, mẹ “miệt mài năm tháng”. Cả hai dòng thơ cuối của khổ thơ đầu nói đến sự liên tục hy sinh của mẹ “nào ngừng”, “chưa từng nghỉ ngơi” thể hiện sự xót xa  vô bờ của người con đến với mẹ mình. Thể thơ song thất lục bát với quy tắc nghiêm ngặt cũng không thể ngăn tác giả gửi gắm tình yêu, niềm trân trong mẹ qua từng con chữ. Cách gieo vần linh hoạt, cách ngắt nhịp và thanh điệu đều tuân thủ theo đặc trưng của thể thơ. Sử dụng những từ láy “vất vả “nhọc nhằn”, “miệt mài” tác giả đã nhấn mạnh, làm tôn vinh người mẹ vĩ đại không ngại gian lao. Khổ thơ trên đã thành công để lại dấu ấn trong lòng người đọc về hình ảnh người mẹ cao cả, thân thương. Đồng thời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy trân trọng mẹ của mình.

Minh Hằng – Học sinh lớp Văn 9 cô Ngọc Anh

Đề Nghị luận văn học 4: Những nữ bộ đội lái xe dũng cảm trên tuyến đường Trường Sơn

Bài thơ “Niềm tin có thật” của nhà thơ Phạm Tiến Duật viết về đề tài người lính trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã dấy lên trong tôi dòng cảm xúc sâu lắng về những cô gái bộ đội, đặc biệt là ở khổ thứ ba của bài thơ. Trong câu đầu tiên, tác giả viết “Em là cô bộ đội lái xe”, chữ “là” ở đây như một sự định nghĩa, một lời khẳng định để nhấn mạnh công việc lái xe của nhân vật trữ tình. Tiếp đến, hình ảnh “giặc nhắm bắn” tái hiện khung cảnh giật gân và đầy hiểm nguy của các cô gái khi phải lái xe né những bom đạn. Từ láy gợi hình “bốn bề” kết hợp với hình ảnh “lửa cháy” góp phần lột tả sự tàn khốc của chiến tranh, khắp nơi đều chìm trong biển lửa. Nhờ những lời thơ chân thực ấy mà ta thấy rõ sự can đảm, anh dũng vượt qua mọi hiểm trở của những người lính Việt Nam. Trong cuộc chiến này, họ không có sự lựa chọn, chỉ có một là sẵn sàng hi sinh, hai là mất nước. Vì vậy, hình ảnh nữ chiến sĩ đầy dũng khí lái xe vượt qua mọi chông gai đã thực sự khắc lại một ấn tượng đặc biệt trong tôi. Đến với hai câu thơ cuối của khổ thơ thứ ba, nhà thơ thành công khắc họa rõ nét vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn của các cô gái bộ đội “Cái buồng lái là buồng con gái\Vẫn cành hoa mềm mại cài ngang”. Câu thơ thể hiện hình ảnh một buồng lái được các cô gái cài “cành hoa mềm mại” lên trên. Chính vì sự nữ tính ấy mà tác giả đã nói cái buồng lái của chiếc xe là “buồng con gái”. Từ chi tiết trên ta thấy được nét dịu dàng, nữ tính, hồn nhiên của người con gái bộ đội trong hiện thực chiến tranh khói lửa, như một sự đối lập với sự kiên cường, mạnh mẽ khi họ ra trận. Đồng thời, nhà thơ đã dùng hình ảnh trên để thể hiện sự lạc quan, niềm tin vào thắng lợi của những người lính. Chất thơ giữa hiện thực khốc liệt cũng vì thế mà trở nên nổi bật. Tổng kết lại, với ngôn ngữ thơ lột tả sinh động giọng điệu trẻ trung, sâu sắc, Phạm Tiến Duật đã thành công viết nên một bài thơ về đề tài người lính vô cùng lắng đọng. Qua bài thơ ấy, tôi cảm nhận được sâu sắc tình cảm của nhà thơ dành cho Tổ Quốc và những người chiến sĩ bộ đội thân yêu đã xả thân mình hy sinh vì nền độc lập của dân tộc.

Bảo Khuê – Học sinh lớp Văn 9 cô Ngọc Anh

Tham khảo những bài viết liên quan:

Cách vận dụng nhận định về chức năng văn học vào bài viết 

Diễn đạt ấn tượng cho bài viết Nghị luận văn học

Giải thích nhận định Nghị luận văn học trong đề thi Chuyên 2024 – 2025

Nghị luận văn học nâng cao: Chức năng của hình tượng nghệ thuật

Nghị luận văn học nâng cao: Cái đẹp trong văn học nghệ thuật

Xem thêm:

VVVWIN 6686 NN88 FM88 vin777 vin777 77bet 123b hello88 bong88 vin777 123b hello88 bong88 77bet vin777 hello88 77bet 99ok vin777 77bet hello88 123b 99ok king88 kèo nhà cái tỷ lệ kèo kèo nhà cái tải iwin club tải rikvip tải hitclub tải 789club tải b52 club tải sunwin tải go88 ku bet office 2010 Socolive Xoilac TV Cakhiatv Xoilac