Những nhận định đặc sắc về thơ của Lê Đạt

Những nhận định đặc sắc về thơ của Lê Đạt

Nhắc đến Lê Đạt, người đọc nhớ đến một thi nhân với những tác phẩm đặc sắc, chứa đựng nhiều sự lạ hóa trong ngôn từ thơ ca. Đặc biệt, nhà thơ Lê Đạt còn mang đến những chiêm nghiệm sâu sắc về quá trình “phu chữ”, lao động thơ ca.

Thích Văn học gửi đến bạn một số nhận định đặc sắc về thơ của nhà thơ Lê Đạt. Cùng tham khảo để tích lũy thêm vốn kiến thức lí luận về thơ và áp dụng trong bài viết của mình nha!

Nhận định 1: “Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ”.

  • “một nắng hai sương”, “lầm lũi”, “lực điền”: hình ảnh, tính cách của những người nông dân – luôn cần mẫn, kiên trì để chăm sóc cho cánh đồng của mình.
  • “cánh đồng giấy”: biểu tượng cho tác phẩm văn học – nơi luôn chờ đợi nhà thơ thể hiện sự gieo trồng, chăm chút những cảm xúc, ngôn từ,…
  • “đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ”: hình ảnh “mồ hôi” nhấn mạnh đến công sức, sự vất vả của nhà thơ trong quá trình sáng tác. Ở đó, “từng hạt chữ” dù rất nhỏ cũng là kết quả của sự cần mẫn kết tinh dòng cảm xúc sâu sắc trong dung lượng ngôn từ hữu hạn.

Bằng việc liên tưởng đến công việc làm nông, nhận định nhấn mạnh đến quá trình sáng tác trong thơ ca: sự lao động nghệ thuật chân chính đòi hỏi nhà thơ phải dành tâm sức trong việc lựa chọn, sắp xếp, tỉ mỉ gọt giũa ngôn từ.

Áp dụng khi bàn luận về quá trình sáng tác; trong phần chứng minh tác phẩm khi nhận xét về ngôn ngữ thơ. 

Nhận định 2:

“Mỗi công dân có một dạng vân tay

Mỗi nhà thơ có một dạng vân chữ

Không trộn lẫn”

  • “vân tay: nét hoa văn trên ngón tay, thể hiện đặc trưng sinh học duy nhất của mỗi người, không trùng khớp với người khác.
  • “vân chữ”: cách nói hình ảnh khẳng định bút pháp, ngôn từ của mỗi nhà thơ cần thể hiện sự khác biệt. 
  • “Không trộn lẫn”: cũng như vân tay của mỗi con người, mỗi nhà thơ đều phải sở hữu một dấu ấn, cái “tôi” riêng, không thể nhầm lẫn với những nhà thơ khác. 

Nhận định nhấn mạnh đến yêu cầu đối với nhà thơ trong sáng tạo thơ ca: phải tạo cho mình phong cách nghệ thuật riêng biệt, nét độc đáo mang tính cá nhân trong cách sử dụng từ ngữ, vần điệu,… 

Áp dụng khi bàn luận về phong cách sáng tác của người nghệ sĩ, khi so sánh hai tác phẩm thơ,… 

Nhận định 3: “Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng thiện với những vùng trời tốt đẹp hơn, nhân tính hơn”.

  • “đứng trước một bến đò gió nổi”, “một khao khát sang sông”: khả năng thơ ca có thể khơi dậy mong muốn khám phá, tìm tòi những tư tưởng, những giá trị mà nhà thơ gửi gắm. 
  • “một thúc đẩy lên đường hướng thiện với những vùng trời tốt đẹp hơn, nhân tính hơn”: khả năng thơ ca có thể thay đổi tích cực nhận thức của người đọc, bồi đắp những tình cảm tốt đẹp, nâng đỡ con người tự hoàn thiện chính mình.

Nhận định đề cao chức năng giáo dục của thơ ca nói riêng và văn học nói chung: mỗi vần thơ phải chứa đựng những tư tưởng cao đẹp; đặc biệt phải khơi dậy trong người đọc khát khao “bóc tách’ con chữ để thấu hiểu và tự hướng mình đến những giá trị nhân văn trong cuộc sống. Đây mới chính là điều làm nên một tác phẩm thơ ca chân chính. 

Áp dụng khi bàn luận về giá trị tư tưởng của thơ; trong phần Bài học sáng tác cho nhà thơ.

Nhận định 4:

“Với đa số chữ là tình nghĩa

Với nhà thơ chữ là tình yêu.”

  • “chữ là tình nghĩa”: với đa số mọi người, chữ vừa là cách thể hiện tình cảm, vừa là cách duy trì, xây dựng sự giao tiếp, trao đổi qua lại giữa người với người. Nó bao gồm các mối quan hệ như tình bạn, tình thân,… 
  • “chữ là tình yêu”: khẳng định sự gắn kết bền chặt giữa nhà thơ và ngôn ngữ. Ngôn ngữ ở đây trở thành một người bạn tri kỉ với nhà thơ – nơi thi sĩ thể hiện những cảm xúc sâu sắc nhất của bản thân trước cuộc sống. Ngôn ngữ từ đó trở thành sợi dây liên kết, nối tâm hồn thi nhân với tâm hồn bạn đọc.

Nhận định nhấn mạnh đến vai trò của ngôn ngữ đối với nhà thơ: là phương tiện sáng tạo nên tác phẩm, cũng là cách nhà thơ gửi gắm, bộc bạch, kết tinh những tình cảm, rung động trong tâm hồn. 

Áp dụng khi bàn luận về ngôn ngữ thơ; khi nhận xét về sự hòa hợp giữa nội dung & hình thức (ngôn ngữ) trong thơ.

Tham khảo những bài viết liên quan:

Giải thích nhận định NLVH trong đề thi chuyên 2024 – 2025

Giải thích nhận định trong một số đề thi học sinh giỏi

Giải thích nhận định về phong cách sáng tác của tác giả

Xem thêm:

VVVWIN 6686 NN88 FM88 vin777 vin777 77bet 123b hello88 bong88 vin777 123b hello88 bong88 77bet vin777 hello88 77bet 99ok vin777 77bet hello88 123b 99ok king88 kèo nhà cái tỷ lệ kèo kèo nhà cái tải iwin club tải rikvip tải hitclub tải 789club tải b52 club tải sunwin tải go88 ku bet office 2010 Socolive Xoilac TV Cakhiatv Xoilac