Nhận định LLVH về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Các nhận định lý luận về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân

Thích Văn học tổng hợp các nhận định lý luận văn học về phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân – “người suốt đời đi tìm cái Đẹp”. Từ góc nhìn các nhà phê bình, bài viết phân tích đặc trưng: ngôn ngữ điêu luyện, cái tôi tài hoa và triết lý thẩm mỹ khác biệt trong Vang bóng một thờiSông Đà. Khám phá ngay!
1. “Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc gắn liền với những giá trị văn hóa cổ truyền là tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Tuân, đã tạo nên giá trị chân chính và bền lâu cho tác phẩm của ông.” (Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh)
2. “Không biết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một nhà văn mà khi ta gọi là một bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng”. (Anh Đức)
3. “Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa”. (Nguyễn Minh Châu)
4. “Đây là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật. Là người sinh ra để tôn thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa”. (Nguyễn Đình Thi)
5. “Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa”. (Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh)
6. “Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà,… và trực tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn ; vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây như triết lý siêu nhân, quan niệm về con người cao đẳng, thuyết hiện sinh…” (Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh)
7. “Đây là nhà văn suốt đời đi tìm cái Đẹp, cái Thật”. (Nguyễn Đình Thi)
8. “Đọc Nguyễn Tuân, thấy rõ ở ông một ý thức trách nhiệm hoàn toàn tự giác và một tình yêu sâu đậm với những gì liên quan đến ngôn ngữ, đặc biệt là đến tiếng mẹ đẻ”. (Nguyễn Thị Hồng Hà)
9. “Nguyễn Tuân là người thợ kim hoàn của chữ”. (Tố Hữu)
10. “Nguyễn Tuân viết văn mà giống như thợ kim hoàn điêu khắc cần cù chạm trổ vào mặt đá quý những hình nét trác tuyệt”. (Tạ Tỵ)
11. “Với Nguyễn Tuân, đã chọn nghề viết, ông đã không ngừng viết bất cứ lúc nào, dẫu với bất cứ chuyển động nào của lịch sử”. (GS. Phong Lê)
12. “Ông có một vốn từ vựng cực kì phong phú, một lối hành văn độc đáo, tinh tế và rất có duyên. Câu văn của ông dường như chứa đựng mọi âm thanh, sắc màu của cuộc sống, hay nói cách khác là sự hòa quyện của thơ ca, nhạc, họa, Nguyễn Tuân xứng đáng là một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ, một nhà vãn độc đáo vô song”. (Tôn Thảo Miên)
13. “Con người ông, phong cách ông cũng đẹp một cách độc đáo như câu văn ông, loại câu văn có một không hai trong nghệ thuật ngôn từ tiếng Việt”. (Lại Nguyên  n)
14. “Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức”. (Vũ Ngọc Phan)
15. “Cái đẹp của Nguyễn Tuân không phải là cái đẹp mơ mộng, nhàn nhạt, phẳng lặng, mà là cái đẹp tạo hình, có góc cạnh, nhiều khi dữ dội”. “Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ ngôn từ đưa cái đẹp đến thăng hoa đến một độ cao hiếm thấy trong văn học Việt Nam”. (Hoài Anh)

Xem thêm:

VVVWIN 6686 NN88 FM88 vin777 vin777 77bet 123b hello88 bong88 vin777 123b hello88 bong88 77bet vin777 hello88 77bet 99ok vin777 77bet hello88 123b 99ok king88 kèo nhà cái tỷ lệ kèo kèo nhà cái tải iwin club tải rikvip tải hitclub tải 789club tải b52 club tải sunwin tải go88 ku bet office 2010 Socolive Xoilac TV Cakhiatv Xoilac W 88 Tha bet 188 Bet Fun 88 W 88 188 Bet Fun 88 Tha bet 888b 188 Bet Tha bet hi88com