Cách viết đoạn văn Nghị luận văn học cảm nhận một nhân vật

Cách viết đoạn văn Nghị luận văn học cảm nhận một nhân vật

Viết đoạn văn cảm nhận một nhân vật là dạng bài thường gặp ở phần Viết ở nhiều đề thi. Yêu cầu này đòi hỏi các bạn khả năng đọc – hiểu văn bản tốt và diễn đạt, trình bày ý hiểu của bản thân thành một đoạn văn một cách khéo léo. Ở bài viết này, Thích Văn học gửi đến bạn dàn ý và đoạn văn mẫu cho đoạn văn nghị luận văn học cảm nhận một nhân vật. Cùng đọc để tích lũy thêm vốn kiến thức nghị luận văn học, bạn nhé!

1. Dàn ý chung

Mở đoạn: 

  • Giới thiệu tên tác phẩm và nhân vật
  • Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật

Thân đoạn: 

  • Giới thiệu về nhân vật (lai lịch/ sự xuất hiện/ cuộc đời…)
  • Cảm nhận về nhân vật qua các yếu tố sau:
  • Ngoại hình (nếu có)
  • Vẻ đẹp tính cách, tâm hồn nhân vật trên các phương diện 
  • Hành động của nhân vật
  • Ngôn ngữ của nhân vật 
  • Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật
  • Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác
  • Nhân vật đó biểu tượng cho lớp người nào trong xã hội? 
  • Qua nhân vật, ta thấy tác giả là người như thế nào? (có tấm lòng nhân đạo,…) 
  • Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật (cách miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ miêu tả,…) và tác dụng trong khắc họa nhân vật.

Kết đoạn:

  • Đánh giá chung/ nhấn mạnh vẻ đẹp của nhân vật cần phân tích
  • Nêu cảm xúc về nhân vật/ liên hệ mở rộng

2.  Ví dụ

Đề bài: Viết đoạn văn 200 chữ cảm nhận nhân vật mẹ Lê trong đoạn trích sau:

[…] Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì trải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc […]. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó…

(Trích Nhà mẹ Lê, Thạch Lam)

Bài làm

Bằng ngòi bút tài hoa, nhà văn Thạch Lam qua đoạn trích trong truyện ngắn “Nhà mẹ Lê” đã khắc một cách trọn vẹn nhân vật mẹ Lê giàu lòng hi sinh. (1) Chứng kiến gia tài là căn nhà “độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát.”, có ai không hiểu được cuộc sống cơ cực của mẹ Lê? “Da mặt và chân tay răn reo” chính là vết tích của những năm tháng vất vả mà mẹ Lê đã trải qua. Một mình nuôi 11 đứa con, gánh nặng mưu sinh đè lên đôi vai nhưng bà chưa từng than thở một lời. (2) Ta thấy một người mẹ chịu thương chịu khó khi không quản dậy từ tinh mơ để đi làm thuê kiếm cái ăn cho cả nhà. Sự tần tảo ấy xuất phát từ tấm lòng hi sinh, từ tình yêu thương con sâu sắc. Sự “sung sướng” của mẹ Lê chỉ đơn giản là nhìn thấy con được no bụng. Thế nhưng, nỗi lo thường trực ở bà là mùa đông khắc nghiệt bởi cái đói khi ấy lại ập đến. Không có ai mướn, “mấy bát gạo và mấy đồng xu” ít ỏi cũng chỉ là niềm ao ước. Trong những đêm đông, Mẹ Lê trở thành chỗ dựa vững chãi, “ôm ấp lấy con trong ổ rơm” mà ủ ấm bằng tình mẹ ấm áp. (3) Có thể thấy, mẹ Lê là biểu tượng cho vẻ đẹp của người mẹ Việt Nam giản dị, cần cù, chịu khó. (4) Qua nhân vật, Thạch Lam đã ca ngợi vẻ đẹp cao quý của mẹ Lê, bày tỏ sự xót xa trước số phận khốn khó của người dân lao động. (5) Tài năng của nhà văn thể hiện ở việc khắc họa hình tượng mẹ Lê một cách tinh tế qua ngoại hình, suy nghĩ,… Ngôn từ giản dị, chi tiết chân thực chính là yếu tố khiến vẻ đẹp nhân vật trở nên nổi bật. Có thể nói, đoạn trích trong truyện ngắn “Nhà mẹ Lê” không chỉ khắc họa vẻ đẹp của mẹ Lê mà còn khiến người đọc không khỏi trân trọng, xúc động trước tình mẫu tử cao cả.

  1. Giới thiệu về nhân vật (lai lịch/ sự xuất hiện/ cuộc đời…)
  2. Phân tích vẻ đẹp của mẹ Lê: chịu thương chịu khó, giàu lòng hi sinh, yêu thương con sâu sắc.
  3. Nhân vật tượng trưng cho vẻ đẹp của người mẹ Việt Nam
  4. Qua nhân vật, nhà văn Thạch Lam bày tỏ tấm lòng nhân đạo
  5. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật

3. Lưu ý khi viết đoạn văn

  • Trình bày ý trọn vẹn, cân đối về mặt nội dung và dung lượng. Đoạn văn cần tập trung vào việc làm nổi bật vẻ đẹp/ đặc điểm của nhân vật.
  • Cần trích dẫn những câu thơ, chi tiết trong truyện tương ứng rồi làm rõ ý nghĩa của những hình ảnh, chi tiết đó trong việc khắc họa nhân vật.
  • Nên trích dẫn những hình ảnh thơ tiêu biểu, chi tiết đặc sắc trong truyện, đan cài cùng lập luận thay vì trích cả đoạn thơ/ câu văn dài.

Tham khảo những bài viết liên quan:

Hướng dẫn viết đoạn văn Nghị luận Văn học 200 chữ (P1): Thơ

Hướng dẫn viết đoạn văn Nghị luận văn học 200 chữ (P2): Truyện

Diễn đạt ấn tượng cho bài viết nghị luận văn học

Xem thêm:

VVVWIN 6686 NN88 FM88 vin777 vin777 77bet 123b hello88 bong88 vin777 123b hello88 bong88 77bet vin777 hello88 77bet 99ok vin777 77bet hello88 123b 99ok king88 kèo nhà cái tỷ lệ kèo kèo nhà cái tải iwin club tải rikvip tải hitclub tải 789club tải b52 club tải sunwin tải go88 ku bet office 2010 Socolive Xoilac TV Cakhiatv Xoilac W 88 Tha bet 188 Bet Fun 88 W 88 188 Bet Fun 88 Tha bet 888b 188 Bet Tha bet hi88com