Các cách so sánh, đánh giá tác phẩm thơ (Phần 1)

Các cách so sánh, đánh giá tác phẩm thơ (Phần 1)

Trong phần làm văn, các bạn 2k7 sẽ được làm quen với dạng bài so sánh, đánh giá tác phẩm thơ. Kiểu bài này đòi hỏi ở các bạn khả năng so sánh, bình luận về điểm giống và khác nhau của hai tác phẩm. 

Thích Văn học gửi đến bạn cách so sánh, đánh giá tác phẩm thơ theo hướng song song và dàn ý minh họa qua việc so sánh hình tượng người lính trong bài thơ “Đồng chí” và “Tây Tiến”. Cùng tham khảo để làm quen với dạng bài này nha!

Nội dung được sưu tầm và biên soạn lại

1. Dàn ý chung

Mở bài: 

  • Giới thiệu hai tác phẩm thơ sẽ so sánh, đánh giá
  • Nêu vấn đề, khía cạnh cần so sánh, đánh giá

Thân bài:

1. Giới thiệu chung về hai tác phẩm (hoàn cảnh ra đời, đề tài, vị trí trong nền văn học,…

2. So sánh lần lượt các phương diện gắn với đặc trưng của thể loại thơ

  • Đề tài
  • Thể thơ, ngôn ngữ
  • Cái “tôi” trữ tình
  • Nhân vật (hoàn cảnh, vẻ đẹp ngoại hình, phẩm chất,…)
  • Bút pháp, cảm hứng nghệ thuật

Lưu ý:

  • Khi phân tích mỗi phương diện, cần chỉ ra: đâu là điểm giống nhau – điểm khác nhau của hai tác phẩm ở phương diện này.
  • Khi chỉ ra điểm giống nhau – khác nhau, cần lấy dẫn chứng chứng minh và bình luận, đánh giá.

2. Dàn ý chung

3. Lí giải nguyên nhân của sự tương đồng

  • Nguyên nhân tương đồng: hai tác phẩm cùng đề cập một loại hiện tượng đời sống; hai tác giả có cùng quan điểm thẩm mĩ và cách tiếp cận hiện thực;…
  • Nguyên nhân khác biệt: mỗi nhà văn có quan điểm thẩm mĩ, cách tiếp cận hiện thực và cá tính sáng tạo riêng, mỗi nhà văn chịu ảnh hưởng của một truyền thống văn hóa, văn học khác nhau; đối tượng được miêu tả, cảm xúc được thể hiện ở mỗi tác phẩm có điểm đặc thù,..

4. Đánh giá, mở rộng:

  • Đánh giá chung về sự tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm thơ.
  • Đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ từ các nội dung so sánh. 
  • Liên hệ mở rộng với những tác phẩm khác cùng đề tài, cùng giai đoạn sáng tác… để có cái nhìn khái quát về sự vận động của tiến trình văn học.

Kết bài: Khẳng định lại những giá trị chung và nét độc đáo ở mỗi tác phẩm & nêu cảm nghĩ về phong cách sáng tác của mỗi tác giả.

3. Các phương diện so sánh hình tượng người lính trong “Đồng chí” và “Tây Tiến”

1. Hoàn cảnh xuất thân

Điểm giống nhau: cả hai đều là những người lính tình nguyện ra đi cứu nước, hi sinh vì Tổ Quốc bất kể xuất thân, hoàn cảnh.

– Điểm khác nhau:

  • “Đồng chí”: đó là những người lính đi từ làng quê nghèo “đất cày lên sỏi đá”. 
  • “Tây Tiến”: đó là những tri thức trẻ xuất thân từ đô thành, bỏ lại cuộc sống bình yên để dấn thân vào công cuộc bảo vệ đất nước

2. Bối cảnh chiến đấu

– Điểm giống nhau: cuộc kháng chiến chống Pháp, người lính phải đối diện với những gian khổ của căn bệnh sốt rét, những thiếu thốn về vật chất.

– Điểm khác nhau:

  • “Đồng chí”: người lính chiến đấu ở vùng núi Việt Bắc, cầm súng nơi rừng hoang sương muối chờ đợi giặc. Khung cảnh không rõ nét hiểm trở như rừng núi ở Tây Tiến. 
  • “Tây Tiến”: người lính chiến đấu tại vùng biên giới Việt – Lào. Đó là những con dốc “khúc khuỷu” và “thăm thẳm”, là nơi”thác gầm thét, cọp trêu người” khiến cho cả “đoàn quân mỏi” trong màn sương lấp,…

3. Đối tượng nỗi nhớ

– Điểm giống nhau: Nỗi nhớ là động lực để người lính vững vàng chiến đấu. 

– Điểm khác nhau:

  • “Đồng chí”: nhớ về những điều thân thuộc của quê hương như ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa. 
  • “Tây Tiến”: nỗi nhớ đầy hào hoa, lãng mạn của những người lính trẻ về “dáng kiều thơm”. 

4. Các phương diện so sánh hình tượng người lính trong “Đồng chí” và “Tây Tiến”

4. Vẻ đẹp bên ngoài

  • “Đồng chí”: vẻ đẹp giản dị, chân chất (“áo rách vai”,…)
  • “Tây Tiến”: dù ốm đau nhưng không yếu đuối, là dáng vẻ mạnh mẽ, tinh nghịch (“Không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”)

5. Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất

– Điểm giống nhau: lòng yêu nước, tinh thần ra đi vì nghĩa lớn, ý chí quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

– Điểm khác biệt: 

  • “Đồng chí”: thể hiện chủ yếu qua tình đồng chí đậm sâu. Ở họ còn là tinh thần lạc quan (miệng cười buốt giá). Họ là tiêu biểu cho vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.
  • “Tây Tiến”: vẻ đẹp hào hùng, bất khuất (trong lí tưởng chiến đấu, sự ra đi bất tử,…). Họ còn mang tâm hồn trẻ trung, lãng mạn (khát vọng hạnh phúc, đêm trại liên hoan,…)

6. Ngôn ngữ & bút pháp miêu tả

  • “Đồng chí”: ngôn ngữ mộc mạc giản dị kết hợp với bút pháp hiện thực
  • “Tây Tiến”: ngôn ngữ hào hùng bi tráng, mang nhiều màu sắc biểu tượng, cùng với việc kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn

Tham khảo những bài viết liên quan:

Tổng hợp nhận xét, đánh giá cho tác phẩm thơ kì 2 lớp 9

Kĩ năng phân tích, cảm nhận 2 đoạn thơ/đoạn trích trong một tác phẩm

Kiến thức lí luận văn học về thơ 

Xem thêm:

VVVWIN 6686 NN88 FM88 vin777 vin777 77bet 123b hello88 bong88 vin777 123b hello88 bong88 77bet vin777 hello88 77bet 99ok vin777 77bet hello88 123b 99ok king88 kèo nhà cái tỷ lệ kèo kèo nhà cái tải iwin club tải rikvip tải hitclub tải 789club tải b52 club tải sunwin tải go88 ku bet office 2010 Socolive Xoilac TV Cakhiatv Xoilac W 88 Tha bet 188 Bet Fun 88 W 88 188 Bet Fun 88 Tha bet 888b 188 Bet Tha bet hi88com