Chuẩn bị hành trang môn Văn bứt phá năm học mới

Chuẩn bị hành trang môn Văn bứt phá năm học mới

Nhiều bạn 2k10 đã bắt tay vào học trước kiến thức môn Văn và các môn học khác để có hành trang tốt nhất cho kì thi vào 10 rồi nhỉ? Với nhiều đổi mới của sách giáo khoa, tin rằng đây sẽ là cơ hội để các bạn thể hiện cá tính, tư duy, khả năng cảm thụ văn học của bản thân. 

Hãy cùng Thích Văn học tìm hiểu một số hành trang về kiến thức và phương pháp học cần chuẩn bị để năm học mới không còn nhăn nhó vì thấy Văn quá khó nữa nha!

1. Đọc trước phần Tri thức Ngữ Văn và các tác phẩm, các dạng bài trong sách giáo khoa

Đọc trước phần Tri thức Ngữ Văn và các tác phẩm, dạng bài trong SGK

Tri thức ngữ văn ở phần Đọc của mỗi bài học sẽ cung cấp những kiến thức về thể loại để tìm hiểu, nắm rõ tác phẩm sẽ học. 

Hướng dẫn: Trong phần Tri thức đọc hiểu của bài 1 – Thế giới kỳ ảo (SGK Kết nối tri thức, tập 1, tr.8), em nắm được kiến thức thể loại truyện truyền kì: yếu tố kì ảo, không gian, thời gian, cốt truyện chủ yếu,… để áp dụng vào đọc hiểu các truyện truyền kì. 

Với phần Viết, đọc trước về cách làm, cấu trúc các dạng bài Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học và đọc kỹ mục Yêu cầu, Phân tích bài viết tham khảo để hiểu hơn về cách làm của các dạng bài.

2. Đọc mở rộng các tác phẩm, các vấn đề xã hội

Đọc mở rộng các tác phẩm, các vấn đề xã hội

Với phần Đọc: Các văn bản có thể loại, chủ đề giống nhau được xếp vào trong một bài. Nếu có thời gian, hãy tìm đọc để làm phong phú hơn kho tàng ngữ liệu của mình. 

Hướng dẫn: Ở Bài 1 – Thế giới kỳ ảo, ngoài “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ) (SGK Kết nối tri thức, tập 1, tr.10), tìm đọc các truyện truyền kì trong “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ như: Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu,…

Với phần Nghị luận xã hội: Chủ động tìm đọc các thông tin nóng hổi của đời sống để có thể xử lý tốt các câu hỏi mở và tích lũy được vốn xã hội phong phú. Em có thể tham khảo từ các bài viết, các thông tin xã hội mới mẻ được Trạm văn liên tục cập nhật. 

Hướng dẫn: Với bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) có các vấn đề như: biến đổi khí hậu, thiếu nước sạch,… 

3. Tận dụng tối đa các phần trong sách giáo khoa

Tận dụng tối đa các phần trong sách giáo khoa

Đọc phần tên bài – lời đề từ – giới thiệu bài học 

Về phần Đọc: Ghi nhớ mục “Tri thức/ Kiến thức ngữ văn” và áp dụng khi đọc văn bản. Thực hiện các câu hỏi “theo dõi”, “suy luận”, “hình dung”,… và làm mục “Trả lời câu hỏi” để đọc hiểu văn bản được chi tiết hơn. Đọc mục “Củng cố, mở rộng” để ôn lại những văn bản đã học và mục “Thực hành đọc” để thực hành tự đọc một văn bản mới. 

Về phần tiếng Việt: Đọc mục “nhận biết”, làm phần luyện tập để vận dụng phân tích các hiện tượng tiếng Việt trong văn bản đã đọc. 

Về phần Viết: Thực hiện mục “Viết kết nối với đọc” để có thêm suy tư, cảm nhận về văn bản đã đọc. Đọc kỹ mục “Yêu cầu với kiểu bài”, “phân tích bài viết tham khảo”, “thực hành viết theo các bước” để nắm rõ những yêu cầu, những bước để viết bài văn hoàn chỉnh.

4. Chủ động liên hệ, thực hành, luyện tập

Chủ động liên hệ, thực hành, luyện tập

Áp dụng những đặc trưng của thể loại vào việc phân tích những văn bản có cùng thể loại, chủ đề. 

Hướng dẫn: Cần chỉ ra được các yếu tố sau với bất kỳ văn bản truyện nào: ngôi kể, người kể chuyện, tình huống truyện, cốt truyện, nhân vật (ngoại hình, lời nói, hành động, diễn biến nội tâm) và các chi tiết, sự việc thể hiện tính cách nhân vật;…) 

Chủ động liên hệ nội dung của tác phẩm với thực tế xã hội để mở rộng góc nhìn về tư tưởng của văn bản.

Hướng dẫn: Khi đọc “Chuyện người con gái Nam Xương”, em nghĩ gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến? Từ tâm trạng của người chinh phụ khi tiễn người chinh phu ra trận trong “Buổi tiễn đưa”, em nghĩ gì về giá trị của cuộc sống hòa bình? 

Rèn luyện thói quen nêu cảm nhận cá nhân: đây là cách luyện tập tư duy, tăng khả năng huy động ý khi gặp bất kì đề bài nào. 

Hướng dẫn: Khi đọc một tác phẩm, một vấn đề, em hãy tự hỏi mình những câu hỏi: Em cảm nhận thế nào (thích/ không thích/ đồng tình/ không đồng tình) với vấn đề đặt ra? Đâu là chi tiết, điều em ấn tượng ở tác phẩm, vấn đề xã hội ấy? Vì sao?…

Tham khảo những bài viết liên quan:

2k10 và các dạng bài viết trong chương trình mới

Những lưu ý khi làm bài NLXH theo chương trình mới

Xem thêm:

  • Lớp văn cô Ngọc Anh trực tiếp giảng dạy tại Hà Nội: Tìm hiểu thêm
  • Tham khảo bộ tài liệu ôn thi vào lớp 10: Tài liệu
  • Tham khảo các bài văn mẫu tại chuyên mục: Văn Mẫu
  • Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB: Thích Văn Học