2k10 là khoá đầu tiên thi tuyển sinh vào 10 theo chương trình mới, vì vậy, nếu các bạn đang có mong muốn xuất phát sớm nhưng lại lo lắng không biết mình học bộ sách gì và bắt đầu ôn từ đâu thì hãy cùng Trạm văn điểm qua một số dạng bài viết trong chương trình mới của 2k10 và dàn ý khái quát để chủ động ôn tập trước nhé!
1. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết
Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận
Thân bài
- Giải thích: Từ khoá, vấn đề nghị luận được đề cập trong đề bài
- Bàn luận vấn đề:
+ Trình bày cụ thể các biểu hiện của vấn đề, thực trạng vấn đề hiện nay
+ Bàn luận về những tác hại/lợi ích/ý nghĩa của vấn đề
+ Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến vấn đề
+ Nêu ý kiến trái chiều và phản bác
+ Trình bày giải pháp cho vấn đề
Kết bài
- Khẳng định quan điểm của bản thân về vấn đề, khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đúng đắn và giải quyết thỏa đáng vấn đề nêu ra
- Nêu suy nghĩ, mong muốn của bản thân về vấn đề
2. Viết bài văn phân tích một tác phẩm thơ
Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến chung về tác phẩm
Thân bài:
- Phân tích lần lượt theo bố cục của tác phẩm: phân tích lần lượt những nỗi niềm khát vọng và nghệ thuật nổi bật
- Ngoài cách phân tích tác phẩm theo bố cục, có thể phân tích lần lượt theo nội dung đến hình thức nghệ thuật và ngược lại
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
3. Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện
Mở bài: Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả, thể loại) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm
Thân bài:
- Phân tích nội dung chủ đề của tác phẩm truyện (phân tích hiện thực đời sống, hình tượng con người, tư tưởng, tình cảm của nhà văn,…); có lí lẽ, bằng chứng
- Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ người kể chuyện, không gian, thời gian, chi tiết tiêu biểu,…) và hiệu quả thẩm mĩ của chúng; có lí lẽ, bằng chứng
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.
4. Viết bài văn phân tích một tác phẩm kịch
Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, tác giả, nêu nhận định chung về tác phẩm kịch
Thân bài:
- Phân tích nội dung, chủ đề của tác phẩm; có lí lẽ, bằng chứng
- Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại,…) và hiệu quả thẩm mĩ của chúng; có lí lẽ và bằng chứng
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị tác phẩm
Tham khảo những bài viết liên quan:
Những lưu ý khi làm bài NLXH theo chương trình mới
Xem thêm:
- Lớp văn cô Ngọc Anh trực tiếp giảng dạy tại Hà Nội: Tìm hiểu thêm
- Tham khảo bộ tài liệu ôn thi vào lớp 10: Tài liệu
- Tham khảo các bài văn mẫu tại chuyên mục: Văn Mẫu
- Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB: Thích Văn Học